Khoảng cách an toàn về môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn

09/09/2019 10:19 Quản lý nguồn thải
Theo Công văn số 05/BXD-HTKT gửi Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn khoảng cách an toàn về môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn.
Hướng dẫn việc giám sát chất lượng nước sạch nhà máy tái sử dụng nước KCN Tam Thăng Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
huong dan khoang cach an toan ve moi truong doi voi co so xu ly chat thai ran

Mô hình Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện tỉnh Hải Dương

Cụ thể, theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD quy định tại Khoản 20, Mục 1.2 về khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT) là khoảng cách an toàn để bảo vệ nguồn nước, từ nguồn phát thải (trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, hồ sinh học, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang, lò hỏa táng, công trình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp...) đến các công trình hạ tầng xã hội.

Tại Điểm 5, Khoản 6.1.2 , Mục 6.1 của QCXDVN 01:2008/ BXD quy định về khoảng cách ATVMT như sau: Nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ): khoảng cách ATVMT nhỏ nhất giữa nhà máy xử lý chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác là ≥500m. Việc xác định khoảng cách ATVMT của Nhà máy xử lý chất thải rắn đến các khu dân cư lân cận và các công trình khác (công trình hạ tầng xã hội) áp dụng theo các quy định nêu trên.

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Xây dựng và Phụ lục I Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định, nghĩa trang (nghĩa địa) thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật. Điểm 4, Khoản 6.1.3, Mục 6.1 của QCXDVN 01:2008/BXD quy định về khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở....và trong vùng ATVMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, truyền tải xăng dầu...

Do đó, từ Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đến các nghĩa trang (nghĩa địa) trong khu vực không quy định khoảng cách tối thiểu.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện tỉnh Hải Dương tại xã Lương Điền (Cẩm Giàng) do Liên doanh United Exprert Investments Limited, Công ty CP Tài nguyên và Môi trường Âu Việt làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2334/QĐ-UBND ngày 12.7.2018 với tổng vốn gần 1.023 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng 10,4 ha.

Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam, không gây ô nhiễm môi trường, sản xuất ra sản phẩm điện, gạch không nung và vật liệu xây dựng từ tro đáy lò. Phần tro bay sau xử lý còn lại chôn lấp bằng hoặc nhỏ hơn 3% lượng rác đầu vào. Công suất của nhà máy đến năm 2020 khi hoàn thành giai đoạn 1 đạt 250tấn/ngày đêm, giai đoạn 2 sau năm 2020 đạt công suất 500tấn/ngày đêm, phát điện với công suất 9 - 10 MW.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động