Nông thôn mới ở Yên Bái: Gặp khó khăn về tiêu chí môi trường

11/10/2019 10:01 Tác động môi trường
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi diện mạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm vẫn đặt ra nhiều nan giải.
Báo cáo tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM Bên cạnh hiệu quả kinh tế, thì cần phải bảo đảm các tiêu chí môi trường Định Hải: Nỗ lực thực hiện tốt tiêu chí môi trường

Tính đến ngày 30/9/2019, đã có 56/157 xã của tỉnh Yên Bái được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong 19 tiêu chí, tiêu chí 17 về môi trường, an toàn thực phẩm được xác định là một trong những tiêu chí khó thực hiện và duy trì. Chính vì vậy, chính quyền các cấp luôn chú trọng việc tuyên truyền, huy động nhân dân chung sức thực hiện tiêu chí này.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Yên Bái về xây dựng NTM, công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã đạt được những kết quả bước đầu; giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp trên 19 công trình nước sạch tập trung, trên 75 điểm thu gom xử lý rác thải và hàng nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh. Tính đến hết năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 85% và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56%. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh đã xây mới 4 khu xử lý nước thải, 1 công trình nước sạch; tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 88,6% và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62,1%.

nong thon moi o yen bai gap kho khan ve tieu chi moi truong
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường cũng như duy trì và nâng cao tiêu chí này tại một số địa phương vấn còn gặp nhiều khó khăn.

Tại UBND huyện Yên Bình, trong quá trình xây dựng NTM, môi trường nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, huyện cũng xác định đây là một trong những tiêu chí khó thực hiện. Trước tiên là do ý thức của người dân trong giữ gìn môi trường sống của cộng đồng dân cư nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và rác thải sinh hoạt của người dân chủ yếu mới xử lý theo quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất chế biến gỗ và sản xuất dịch vụ có lượng nước thải phát sinh nhưng chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường…

Tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, dù địa phương đã về đích NTM năm 2016, nhờ đó mà diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Trong xã đã hình thành các đội tự quản về vệ sinh môi trường, các tuyến đường liên thôn luôn được bà con thường xuyên dọn vệ sinh. Tại mỗi hộ gia đình, xã cũng tích cực vận động người dân tự đào hố rác để thu gom và xử lý, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. Đến giờ, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên rất nhiều. Để duy trì được tiêu chí này, là cả sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Xác định tiêu chí về môi trường là một trong những tiêu chí cần được quan tâm, trước hết phải tiếp tục tuyên truyền tới người dân về phương pháp và cách làm hay ở một số địa phương khác để người dân làm theo. Đồng thời cũng cần phải có các hoạt động cụ thể như: Tổ chức Ngày chủ nhật xanh, thành lập các đội tự quản trên các tuyến đường… để giữ gìn vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động