Quy định nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Quy định mới về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm |
Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định. |
Nghị định này quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và quản lý hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng tại Việt Nam. Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá vỡ và hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Về nguyên tắc, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định. Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan, nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ. Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Nghị định quy định, các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ có thân tàu không bằng vật liệu kim loại, gồm: Tàu chở hàng khô: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép; Tàu container; Tàu chở quặng; Tàu chở hàng lỏng gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật; Tàu chở gas, khí hóa lỏng; Tàu Ro - Ro, tàu khác, sà lan biển, phà biển.
Nghị định cũng quy định rõ, doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau: Thuộc 1 trong 6 loại tàu nêu trên; Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải; Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện sau: Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017; Có đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; 4- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2019 và thay thế Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.