Sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường để bám sát thực tiễn hơn

13/11/2019 23:25 Tác động môi trường
Liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thực tế nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu phải thay đổi về chính sách môi trường. Nếu không cập nhật theo kịp thế giới, Việt Nam sẽ gặp những vấn đề liên quan đến cạnh tranh, hàng rào kỹ thuật; đồng thời, có khả năng trở thành nơi du nhập công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường.
Quốc hội dành cả ngày 13/11 thảo luận thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC Sửa đổi Luật Xây dựng: Những mục tiêu cải cách mạnh mẽ Đề xuất sửa đổi 22/36 điều Nghị định 21/2011/NĐ-CP
sua doi luat dat dai luat bao ve moi truong de bam sat thuc tien hon
Toàn cảnh hội thảo

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội về một số định hướng lớn cần sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai. Tại Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất rằng việc sửa đổi hai bộ luật cần có sự đồng hành của Chính phủ, Quốc hội và các tầng lớp trong xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân và PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Trưởng đoàn Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố...

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, theo Chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh, tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 6/2020, Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về hai bộ luật quan trọng thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường là Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường.

Để sửa đổi hai bộ luật này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sơ kết đánh giá kết quả 5 năm thi hành, xác định các vấn đề mới đã được ban hành trong các Nghị quyết của Đảng, những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia để xác định các vấn đề trọng tâm, cốt lõi cần phải sửa đổi, bổ sung để giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước trong giai đoạn tới.

Xem xét kỹ những nội dung cốt lõi của Luật Đất đai

Về chính sách đất đai, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xem xét giải quyết 4 nội dung cốt lõi về chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch đất đai; vướng mắc và xung đột với các bộ luật; quản lý đất đai thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Từ các nội dung chủ lực đó đi vào những chính sách cụ thể và đề xuất những vấn đề mang tính định hướng chính sách.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai tập trung giải quyết những vướng mắc liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất và quy hoạch đất đai; vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai; đảm bảo chống thất thu Ngân sách Nhà nước trong định giá để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong thu hồi đất...

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Luật Đất đai là bộ luật mang tính chất nền tảng, liên quan đến nhiều bộ luật khác như: Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp..., nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cũng giải quyết vướng mắc, xung đột giữa các bộ luật.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Luật phải đảm bảo thực hiện tốt dịch vụ công về đất đai để giải quyết thủ tục hành chính, phòng ngừa tham nhũng và tạo cơ chế quản lý minh bạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là xem xét tiếp cận thực tiễn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, những chủ trương, chính sách mới về tiếp cận đất đai trong thời gian tới liên quan đến an ninh lương thực, giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh.

sua doi luat dat dai luat bao ve moi truong de bam sat thuc tien hon
Đoàn chủ trì Hội thảo.

Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để phù hợp với thông lệ quốc tế

Liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thực tế nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu phải thay đổi về chính sách môi trường. Nếu không cập nhật theo kịp thế giới, Việt Nam sẽ gặp những vấn đề liên quan đến cạnh tranh, hàng rào kỹ thuật; đồng thời, có khả năng trở thành nơi du nhập công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, so với 5 năm trước, các thành phần môi trường từ nước, không khí, chất thải rắn... đang vượt khả năng chịu tải của môi trường. Vấn đề môi trường đang đòi hỏi chúng ta phải có thay đổi mang tính cách mạng, đòi hỏi các chính sách mới. Hơn nữa, giữa Luật Bảo vệ môi trường với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các luật liên quan... đang có những bất cập, xung đột.

Chính vì vậy, lĩnh vực môi trường có 3 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, cần thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ trương phát triển kinh tế dựa trên vấn đề cân bằng sinh thái, lựa chọn mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; xác định môi trường là yếu tố tiên phong để dẫn dắt các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, định hình cho các mô hinh kinh tế trong nước.

Đồng thời, Việt Nam cần đưa các chính sách môi trường hài hòa với các chủ trương mà chúng ta cam kết. Việc nâng các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường chính là tạo ra sức đề kháng để ngăn cản các dòng vốn với các công nghệ lạc hậu, sử dụng lãng phí năng lượng vào nước ta.

Bên cạnh đó, cần xem xét để thay đổi chính sách môi trường, thay đổi về đánh giá và tư duy. Con người có quyền sống trong môi trường trong lành nên không có lý do gì chúng ta không nâng các quy chuẩn môi trường, chính sách môi trường lên ngang bằng các nước phát triển.

Hội thảo tham vấn ý kiến Đại biểu Quốc hội về một số định hướng lớn cần sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai.

sua doi luat dat dai luat bao ve moi truong de bam sat thuc tien hon
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo.

Thống nhất sự cần thiết sửa đổi hai bộ Luật

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng khẳng định: “Việc sửa một số điều của hai luật này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại, tương lai và mai sau của chúng ta”.

Ông Phan Xuân Dũng cho rằng, trong quá trình sửa đổi một số điều của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường, nếu có nhiều vấn đề cấp thiết, định hướng và bắt kịp xu thế phát triển trong tương lai, có thể đề xuất với Quốc hội chuyển thành Luật sửa đổi năm 2020 (Môi trường và Đất đai).

Tại Hội thảo, góp ý cho các bộ Luật, các đại biểu đều thống nhất rằng việc sửa đổi hai Luật này cần có sự đồng hành của Chính phủ, Quốc hội và các tầng lớp trong xã hội. Các đại biểu cũng cho rằng, việc sửa hai bộ luật này cần phải có những nghiên cứu cụ thể, có lộ trình để hai bộ luật có thể bắt kịp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập như hiện nay. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức thêm nhiều hội thảo để thu thập, bổ sung những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hai bộ luật này.

Bên cạnh ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, với xu hướng mới về phát triển bền vững, cần phải sửa đổi toàn diện hai bộ luật về môi trường và đất đai để giải quyết những vướng mắc với các bộ luật khác.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc khẳng định, VCCI sẽ tập hợp các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp để đóng góp vào việc xây dựng hai bộ luật này.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động