Tái xây dựng và bảo vệ thế giới thông qua nước và vệ sinh
NƯỚC là trung tâm của các kế hoạch hành động |
Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường an toàn chính là một phần của việc tự bảo vệ bản thân |
Đó là khuyến cáo của ông Gilbert F.Hougbo - Chủ tịch Ủy Ban Về Nước của Liên Hợp Quốc, Chủ tịch quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế.
Theo ông Gilbert F.Hougbo, đại dịch coronavirus đã khiến cả thế giới dừng lại và đe dọa đến cuộc sống của cả người giàu lẫn người nghèo, tuy nhiên khả năng tự bảo vệ bản thân của mỗi người thì lại khác nhau. Khi Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, hậu quả của việc không quan tâm đầu tư đầy đủ vào dịch vụ nước và vệ sinh cho hàng tỷ người đang trở nên rõ ràng. Nhưng ngay cả khi chúng ta vượt qua được đại dịch và nỗ lực cứu càng nhiều người càng tốt, chúng ta cũng cần phải xây dựng khả năng phục hồi cho tương lai.
Nếu không thay đổi tư duy đầu tư và có những hành động thiết thực, chúng ta vẫn dễ bị tổn thương và ngày càng nguy hiểm hơn trước một loạt các mối đe dọa khác ngày càng tăng như: Nhu cầu nước toàn cầu đang tăng vọt, trong khi nhiều nguồn nước đang trở nên ô nhiễm hơn; Ngày càng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất và sản xuất năng lượng; Biến đổi khí hậu đang khiến tài nguyên nước trở nên khan hiếm và khó lường, khó dự đoán hơn trước có nguy cơ ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Ở các nền kinh tế có quan tâm đầu tư vào nước uống, vệ sinh như tại các khu vực thành thị, mỗi 1 đô la Mỹ (USD) được đầu tư vào vệ sinh cơ bản sẽ tiết kiệm được 2,5 USD cho chi phí y tế và tăng năng suất. Đối với nước uống, lợi nhuận trung bình là 3.0 USD.
Lợi ích đầu tư này chỉ được tối đa hóa nếu các khoản đầu tư là một phần của kế hoạch dài hạn để đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên nước. Nếu không có hệ thống nước và vệ sinh bảo đảm cũng như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, chúng ta không thể đạt được tiến bộ về y tế, giáo dục, thực phẩm, năng lượng, biến đổi khí hậu và hòa bình.
Đây là lý do tại sao hệ thống Liên Hợp Quốc đang thiết lập một khuôn khổ toàn cầu để đẩy nhanh tiến độ về thực hiện SDG 6. Sáng kiến này sẽ huy động hành động trên khắp các chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và hệ thống Liên Hợp Quốc. Cùng nhau, chúng ta sẽ liên kết tốt hơn các nỗ lực, tối ưu hóa tài chính và thúc đẩy thay đổi chuyển đổi về năng lực và quản trị. Thông qua việc tăng tốc thực hiện, khuôn khổ sẽ mang lại kết quả nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tiến trình trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo, an ninh lương thực, sức khỏe, bình đẳng giới, hòa bình, bền vững và khả năng phục hồi khí hậu của cộng đồng, hệ sinh thái và hệ thống sản xuất.
Triển khai ứng phó với tình huống khẩn cấp Covid-19 một cách đúng đắn và tập trung sẽ là nguồn lực để cứu sống trên toàn thế giới. Nhưng chúng ta cũng cần tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được Chương trình nghị sự 2030 và SDGs. Do vậy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện SDG 6 sẽ giúp chúng ta vạch ra một lộ trình để có thể ra khỏi thời điểm khó khăn ngày hôm nay và ngăn chặn sự tàn phá nhiều hơn của cuộc sống con người khỏi các đại dịch tiềm năng trong tương lai.