Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đến năm 2030
Cần đẩy mạnh điều tra các nguồn thải trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đảo |
Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp; điều tra, khảo sát; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. |
Mục tiêu của Chương trình nhằm thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện hiện đại, đạt trình độ tiên tiến phục vụ công tác điều tra cơ bản, quan trắc, kiểm soát, bảo vệ môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu về biển, hải đảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong tình hình mới, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chương trình đã đề ra 7 nhiệm vụ giải pháp nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1) Tăng cường năng lực quan trắc tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, bao gồm: Đầu tư, nâng cấp mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường biển, hải đảo, bao gồm: 32 trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường, 25 trạm radar biển, 35 trạm phao biển theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016; Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm DGPS Hải Phòng, Quảng Nam và Bà Rịa - Vũng Tàu.
2) Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp; điều tra, khảo sát; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: Tăng cường phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ điều tra, khảo sát, kiểm soát ô nhiễm và quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật thiết yếu phục vụ điều tra cơ bản cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;
Đầu tư đội tàu nghiên cứu biển, điều tra tài nguyên, môi trường biển, đóng mới 06 tàu điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển, bao gồm: 03 tàu có dung tích 3.000 GT, 02 tàu có dung tích 600 GT và 01 tàu có dung tích 500 GT.
3) Đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tích hợp và hiện đại hóa công tác quản lý tổng hợp tài nguyên – môi trường biển và hải đảo;
4) Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ điều tra cơ bản cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; cơ sở vật chất phục vụ hợp tác quốc tế, nghiên cứu về rác thải nhựa đại dương; cơ sở lưu trữ, bảo quản mẫu vật và nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo miền Trung và miền Tây Nam bộ;
5) Tăng cường phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển;
6) Đa dạng hóa các hình thức hợp tác giữa tư nhân và nhà nước, trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực quan trắc, điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học biển và kiểm soát, bảo vệ môi trường biển;
7) Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có biển trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án đảm bảo chia sẻ thông tin, dữ liệu; khai thác tối đa năng lực, kinh nghiệm, phương tiện, trang thiết bị trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình.
Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phân công theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan bảo đảm tiến độ của Chương trình; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chương trình.
Bộ Quốc phòng xây dựng, phê duyệt và triển khai dự án đóng tàu điều tra, nghiên cứu biển của Quân chủng Hải quân theo quy định hỉện hành phù hợp với tiến độ triển khai Chương trình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn kinh phí đầu tư phát triển để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo tiến độ đã được xác định tại Chương trình.
Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí Sự nghiệp để thực hiện Chương trình theo quy định.
Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối nguồn vốn khoa học công nghệ để triển khai các nhiệm vụ, dự án về khoa học công nghệ của Chương trình theo tiến độ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phân công theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.