Hải Phòng:
Cần đẩy mạnh điều tra các nguồn thải trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đảo
Trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo |
Hải Phòng tự đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở mức Khá. |
Kết quả đánh giá được thể hiện cụ thể trong Bảng tổng hợp đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thành phố Hải Phòng năm 2019 và các Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Theo đó, Thành phố đánh giá một số hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đạt mức tốt, gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; rà soát, hệ thống hoá, theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật; ứng phó khắc phục sự cố môi trường biển; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Các lĩnh vực chưa đạt điểm tối đa, cần phải nỗ lực hơn nữa, gồm: Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển đảo, cải thiện và phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái.…
Theo thang điểm 100, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thành phố Hải Phòng tự đánh giá ở mức Khá - 82/100 điểm.
UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tổ chức công bố công khai kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thành phố Hải Phòng năm 2019 theo quy định. Gửi kết quả đánh giá kèm theo hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.