Thái Bình: Lo ngại chất lượng mạch nước ngầm

09/10/2019 15:10 Tác động môi trường
Kết quả quan trắc môi trường tháng 9/2019 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Bình cho thấy, tình trạng nhiễm mặn nước dưới đất đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này.
Quan trắc động thái nước dưới đất khu vực Hà Nội Xả thải chưa xử lý, công ty du lịch sinh thái bị phạt 300 triệu đồng Ngành nhiệt điện châu Á khốn đốn vì thiếu nước

Ngoài ra, Báo cáo của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Bình cũng cho thấy chất lượng nước dưới đất có nhiều thông số vượt quy chuẩn.

Kết quả quan trắc môi trường nước mặt lục địa (4 điểm: nước sông Hồng tại cống Kem, xã Minh Tân, huyện Kiến Xương; nước sông Kiến Giang tại ngã ba Phúc Khánh, TP. Thái Bình và ngã ba Vân Trường giữa huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương; nước sông Long Hầu tại cầu Long Hầu, huyện Tiền Hải) so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cho thấy: Hầu hết các điểm quan trắc có các thông số COD; BOD5; TSS; NH4+; Colifrom vượt quy chuẩn như: nước sông Kiến Giang tại ngã ba Phúc Khánh - TP. Thái Bình thông số COD vượt 1,53 lần; NH4+ vượt 12,73 lần; nước sông Long Hầu tại cầu Long Hầu, huyện Tiền Hải thông số COD vượt 1,87 lần; NH4+ vượt 3,63 lần…

thai binh lo ngai chat luong mach nuoc ngam
Tình trạng nhiễm mặn nước dưới đất diễn ra ở nhiều địa bàn tỉnh Thái Bình. Ảnh minh họa

Kết quả quan trắc môi trường nước dưới đất tại 12 điểm cho thấy, hầu hết các giếng đều bị nhiễm mặn. Tầng chứa nước Holocen bị ô nhiễm bởi Fe, NH4+ như giếng QTB09 tại UBND xã Tân Lập, huyện Vũ Thư có thông số NH4+ vượt 9,64 lần; thông số Fe vượt 7,76 lần; thông số As vượt 2,7 lần. Giếng QTB10 tại Trường mầm non xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương thông số NH4+ vượt 7,66 lần…

Duy Khang (T/H)
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động