Thanh Miện (Hải Dương): Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa
|
Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Thanh Miện có tổng diện tích tự nhiên là 12.345,49 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.398,18 ha (gồm đất trồng lúa, rau màu các loại 6.437,35 ha, đất trồng cây lâu năm 707,8ha, cây hàng năm khác 255,21 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 962,54 ha, đất nông nghiệp khác 35,29 ha). Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, triển khai đồng bộ các kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 -2025, trong đó quan tâm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển chăn nuôi - thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh Chủ trương đó, đầu năm 2023, UBND huyện Thanh Miện ban hành Kế hoạch số 718/KH-UBND ngày 23/2/2023 về việc tổ chức thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch, theo hướng hữu cơ có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Thanh Miện”, tập trung vào các nội dung: Xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới; mô hình trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới theo hướng hữu cơ; mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số; mô hình trồng trọt theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm;….
Trong quá trình thực hiện, Thanh Miện còn tích cực tiếp thu và triển khai hiệu quả các chính sách về nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, như: Đề án mỗi xã một sản phẩm, Đề án phát triển diện tích cấy lúa bằng máy, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương và Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030”.
Kết quả khá tích cực
Trong trồng trọt, diện tích trồng lúa trà dài ngày giảm xuống còn dưới 10%, trà ngắn ngày đạt trên 90%; gieo vãi, mạ sân chiếm trên 90%; diện tích gieo mạ khay, cấy bằng máy đạt trên 40% diện tích; tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch đã đạt 100%, khâu tưới tiêu đạt trên 95%. Mỗi vụ, toàn huyện luôn duy trì các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ở 17/17 xã, thị trấn theo hình thức “Cánh đồng lớn”, “Cánh đồng liên kết”. Ngoài ra, một số địa phương trong huyện còn duy trì và mở rộng các vùng sản xuất rau màu tập trung, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao, như: Vùng trồng rau màu chuyên canh ở xã Phạm Kha 200ha; vùng trồng cải bắp, su hào xã Ngũ Hùng 50ha; vùng chuyên canh cây cà rốt ở xã Hồng Phong 20ha…. Bên cạnh đó, UBND huyện còn tích cực chỉ đạo xây dựng các mô hình tích tụ ruộng đất để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Đến tháng 8/2023, toàn huyện đã có 109 hộ tích tụ ruộng đất với quy mô từ 02 ha trở lên, tổng diện tích tích tụ là 787,85ha; trong đó, số hộ tích tụ quy mô từ 05ha trở lên có 78 hộ, với diện tích 765 ha.
Nông dân xã Phạm Kha sử dụng hệ thống tưới nước tự động cho vùng trồng rau màu tập trung |
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc- gia cầm cũng được triển khai mạnh mẽ, như công nghệ chăn nuôi chuồng kín, sử dụng đệm lót sinh học...; một số hộ dân còn ứng dụng hệ thống tự động hóa trong khâu chăm sóc (cung cấp thức ăn, nước uống) và lắp đặt camera theo dõi bằng máy tính, điện thoại thông minh quá trình sinh trưởng, phát triển hàng ngày của đàn vật nuôi; có trang trại còn lắp đặt hệ thống phun sương làm mát tự động, phun thuốc khử trùng chuồng trại tự động….
Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá, toàn huyện đã phát triển được 10 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có quy mô từ 10ha/vùng trở lên; việc ứng dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao như cá rô phi đơn tính, cá Diêu hồng vào sản xuất cũng được nhiều hộ dân triển khai. Trong đó, phải kể tới vùng nuôi tập trung có quy mô lớn tại xã Đoàn Kết, với 92 ha; xã Ngũ Hùng, với 68 ha đã và đang phát huy hiệu quả, năng suất nuôi đạt đến 25 tấn/ha/vụ.
Thanh Miện đang từng bước định hình rõ các vùng sản xuất tập trung, vùng cây con chủ đạo, vùng nông sản sạch,... Trên cơ sở đó, người dân dễ xác định được hướng đi, chuyên tâm đầu tư vào mở rộng sản xuất, đưa sản giá trị xuất nông nghiệp của địa phương phát triển mạnh theo hướng hiệu quả và bền vững.
Tin mới
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức k
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.