Thành phố Thái Nguyên: Đẩy mạnh triển khai các đề án

27/12/2022 14:35 Địa phương
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện một số đề án nhằm đưa khu vực nông thôn không ngừng phát triển.
Thành phố Thái Nguyên: Đẩy mạnh triển khai các đề án
Một điểm du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.

Phấn đấu đến năm 2025, thành phố có 10/11 xã đạt nông thôn mới nâng cao

Trong xây dựng nông thôn mới, thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2017. Từ đó đến nay, địa phương vẫn không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí; hiện, thành phố đã có 02 xã đã đạt nông thôn mới nâng cao, gồm các xã Đồng Liên và Tân Cương.

Ngày 08/9/2022, UBND thành phố Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 7650/QĐ-UBND về việc ban hành "Đề án Xây dựng nông thôn mới thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025", với mục tiêu: Hoàn thiện việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch về phát triển du lịch nông thôn cho các xã, chú trọng phát triển du lịch nông thôn vùng chè đặc sản Tân Cương. Phấn đấu đến năm 2025, thành phố có 10/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 02 xã đủ điều kiện công nhận xã đạt NTM mới kiểu mẫu. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn các xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện. Xác định phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ tầng các điểm mô hình du lịch nông thôn là một trong khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, thành phố cần tập trung huy động, thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, các thiết chế phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư,... đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn, đồng thời đạt được các mục tiêu của Đề án đã đặt ra.

Đẩy mạnh triển khai các đề án

Thành phố Thái Nguyên có thế mạnh về sản xuất chè xanh chất lượng cao, giá trị cao, có sức cạnh tranh, có lợi thế lớn hơn so với các huyện trong tỉnh và cả nước. Tuy nhiên, diện tích, sản lượng chè còn khiêm tốn, đặc biệt là diện tích chè Trung Du, đặc sản của thành phố đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương đang bị giảm sút nghiêm trọng do già cỗi, tỷ lệ sản xuất theo quy trình VietGAP còn thấp; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung chưa được đầu tư; tỷ lệ chế biến công nghiệp, cơ giới hoá đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng về sản phẩm; chưa thu hút đuợc các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất - chế biến chè công nghệ cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,… Từ thực tế trên, việc xây dựng “Đề án Bảo tồn và Phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025” là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất chè và khẳng định vị thế là cây đặc sản, là sản phẩm chủ lực, thế mạnh của thành phố.

Ứng dụng công nhệ vào chăm sóc chè

Bên cạnh đó, Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong quá trình hội nhập quốc tế là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phổ là 10.827,06 ha, trong đó sản xuất một số loại cây trồng chính, như: Cây chè, cây lúa, rau, hoa, cây ăn quả...Sản xuất nông nghiệp của thành phố bước đầu đã cung ứng sản phẩm hàng hóa ra thị trường. Tuy nhiên, diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện tại một số vùng trên những cây trồng nhất định nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa đồng bộ. Trong khi đó, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch của thành phố rất lớn. Do đó việc xây dựng “Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025” là cần thiết nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Với sự triển khai đồng bộ, khẩn trương, tích cực các đề án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tin rằng, thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục đạt được những thành quả tích cực hơn, đưa cuộc sống khu vực nông thôn thành phố từng bước tiệm cần gần hơn với khu vực đô thị trên địa bàn.

Đình Hợi
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động