Thị xã Điện Bàn: Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Kinh tế khởi sắc
Đô thị đổi thay từng ngày
Công nghiệp - TTCN trên địa bàn tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 13.844 tỷ đồng, đạt 99,78% KH, tăng 10,39% so với năm 2017; trong đó: Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc đạt 9.779 tỷ đồng, tăng 12,05% so cùng kỳ; công nghiệp địa phương và cụm công nghiệp đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 4,48% so cùng kỳ. Hạ tầng các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn từng bước được xây dựng, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Trong năm 2018, UBND thị xã đã thỏa thuận nghiên cứu lập thủ tục đầu tư cho 06 doanh nghiệp, với tổng diện tích khoảng 8,47ha, tổng vốn đầu tư theo dự án khoảng 118,4 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho khoảng 678 lao động; có 04 doanh nghiệp đã báo cáo dự án đầu tư và đang xúc tiến các thủ tục để trình UBND thị xã thỏa thuận nghiên cứu đầu tư. Đến nay, toàn thị xã có 09 CCN và 01 cụm làng nghề với tổng diện tích quy hoạch là 255,63 ha, có 63 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư theo dự án khoảng 2.954 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký thuê 137,97ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân mỗi CCN là 72,79%; trong đó có 37 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho khoảng 5.711 lao động. Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển ổn định, đến nay đã lấp đầy 92,79% diện tích, với 63 dự án đầu tư tăng 07 dự án so với năm 2017 (có 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng vốn đăng ký hơn 4.112,14 tỷ đồng và 522,61 triệu USD, diện tích đất thuê hơn 217,1 ha; trong đó có 56 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định với tổng vốn đăng ký là 2.278 tỷ đồng và 494,68 triệu USD, diện tích thuê là 194,37 ha, tạo việc làm cho 25.000 lao động.
Công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên - môi trường luôn được chính quyền địa phương chú trọng. Thị xã đã phối hợp với các ban ngành liên quan của tỉnh tiến hành kiểm tra các đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bộ mặt nông thôn thay đổi
Năm 2019, để thực hiện được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 11- 12%, Điện Bàn tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hoàn chỉnh xây dựng các danh mục trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận kịp thời những thông tin về các dự án trên địa bàn Thị xã; phối hợp với các ngành, địa phương tập trung tháo gỡ, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư đối với các dự án đang triển khai; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư lấp đầy diện tích các CCN đã được quy hoạch.
Địa phương cũng duy trì tốt việc tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và lãnh đạo thị xã để nắm bắt, trao đổi, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh xúc tiến phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử, thắng cảnh; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác, liên kết để phát triển du lịch thông qua các sự kiện văn hóa, thể thao; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, thị xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, chủ động trong công tác phòng ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi; tiêm phòng kịp thời, đúng lịch quy định. Tiếp tục hỗ trợ phát triển cánh đồng lớn thật sự hiệu quả, gắn liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong quá trình sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, tổ chức sắp xếp và quản lý tốt các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Nhiều cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao cho người nông dân