Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ

05/07/2023 10:44 Nghiên cứu, trao đổi
Khan hiếm nước luôn là một vấn đề căng thẳng nhất mà con người thường xuyên gặp phải. Hơn hết, ở Ấn Độ, một quốc gia chiếm 18% tổng dân số thế giới, nhưng với chỉ 4% tài nguyên nước, đây là một cuộc đấu tranh hàng ngày với phần đông các hộ gia đình Ấn Độ vẫn phải đối phó với tình trạng khan hiếm nước.
Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ

Với trọng tâm là kiến trúc xanh và tuần hoàn nước, Giải pháp Môi trường Biome, một công ty có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ), là một nhóm nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực đã được thành lập. Một trong những công trình được nhà thiết kế lựa chọn để khám phá việc quản lý nước hiệu quả là Biệt thư Chari, sử dụng hệ thống thu nước mưa (từ sân thượng), bơm nước ngầm và tái chế nước bẩn để tái sử dụng trong phun sương và làm vườn.

Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ

Ngôi nhà nằm ở ngoại ô Bangalore, có diện tích 260 m2, ở rìa 1 khu vườn, bên cạnh tiếp giáp với hồ nước. Vì lô đất là lô góc nên ngôi nhà được thiết kế sao cho có thể nhìn được từ cả hai phía.

Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ
Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ

Ngôi nhà này được xây dựng trên nền đất nện, tường làm bằng gạch không nung và phương pháp công nghệ sinh học đất để xử lý nước bẩn - tất cả đều là lần đầu tiên đối với công ty.

Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ

Nền móng tạo bằng các lớp nhựa được thu thập từ môi trường xung quanh và sau đó đất được đào lên làm móng đến cos 0.0 tại mặt đất tự nhiên. Các viên gạch không nung đã được sử dụng cho tường nhà. Đây là một bài học rằng gạch không nung có thể bền về mặt cấu trúc như các viên gạch CSEB, nhưng nếu được áp dụng thì có thể tránh được sự phụ thuộc và các kỹ thuật cần thiết khi sử dụng máy nén đất, từ đó giảm bớt việc sử dụng đất làm vật liệu xây dựng.

Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ
Thử nghiệm về giải pháp kiến trúc xanh và tuần hoàn nước tại Biệt thư Chari, Ấn Độ
Gạch CSEB là hỗn hợp bùn chứa 80% sỏi, 15% cát và 5% xi măng được sản xuất ngay tại công trình xây dựng, với những kích thước và hình dáng khác nhau, để làm mái, tường, cột. Một bức tường CSEB đã hoàn thành thì rẻ hơn 15-20% và tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 1/4 so với tường gạch đất nung thông thường.
Linh Nguyên
Theo Archdaily
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động