Vĩnh Phúc: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ

08/07/2023 10:34 Địa phương
Theo Kế hoạch số 306 năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp để làm tiền đề tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Vĩnh Phúc: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Vĩnh Phúc đang tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương và nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 306, năm 2022 về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 với 19 chỉ tiêu, 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 28 danh mục đề án, chương trình, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp để làm tiền đề tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng phát triển kinh tế của Trung ương, của tỉnh; giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương cụ thể hóa việc triển khai ở địa phương, đơn vị mình.

Tập trung tạo dựng môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở các nhà đầu tư; khắc phục tình trạng ban hành những cơ chế chính sách mới không đảm bảo tính khả thi, không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Xây dựng các cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, huy động, sử dụng vốn đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển cho nền kinh tế.

Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn đầu tư công để tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí; đảm bảo tính hiệu quả của các dự án đầu tư công, tạo đòn bẩy thu hút các nguồn lực khác.

Tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích phát triển đồng đều các thành phần kinh tế; thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, bảo vệ quyền tài sản, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo lợi thế để thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch từ những nhà đầu tư lớn, uy tín, các tập đoàn xuyên quốc gia.

Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chủ động tạo quỹ đất phát triển công nghiệp; lựa chọn các khu công nghiệp có lợi thế, vận dụng các cơ chế chính sách cho giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá, thu hút đầu tư...

Nhờ vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã và đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng từ chủ yếu theo chiều rộng sang chiều sâu. Các ngành sử dụng công nghệ, năng suất cao có xu hướng ngày càng đóng góp tích cực vào cơ cấu GRDP của tỉnh (ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng tỷ trọng đóng góp từ 54% năm 2020 lên 58% năm 2022...)

Các ngành có năng suất lao động thấp, sử dụng công nghệ thô sơ, sử dụng diện tích, lao động nhiều, sử dụng nhiều tài nguyên, thiên nhiên có xu hướng giảm. Các ngành y tế, giáo dục, du lịch ngày càng có đóng góp tích cực hơn trong cơ cấu ngành dịch vụ và xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Cơ cấu thu ngân sách của tỉnh có xu hướng bền vững hơn, đóng góp từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ở mức trên 80% cơ cấu thu. Trong cơ cấu thu nội địa, đóng góp của khu vực FDI và doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm xuống, trong khi đóng góp của khu vực nội địa, thu nhập cá nhân... tăng lên.

Đóng góp thuế của các doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ tăng, bình quân giai đoạn 2020-2023, thuế chuyển giao khoa học công nghệ đạt gần 1.000 tỷ đồng/năm.

Cơ cấu sử dụng lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và lao động dịch vụ.

Cụ thể, lao động nông nghiệp giảm từ gần 24% (năm 2020) xuống còn 9,4% (năm 2022); lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ gần 45% (năm 2020) lên 51% (năm 2022); lao động ngành dịch vụ tăng từ trên 31% (năm 2020) lên gần 40% (năm 2022).

Kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ước đến năm 2023, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 62,5-63,8%, khu vực dịch vụ chiếm 29,5-30,5% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,5-6,9%.

Minh Phú

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động