Bộ Công Thương:

5 nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình khuyến công quốc gia

26/10/2019 17:14 Tăng trưởng xanh
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai chương trình khuyến công quốc gia theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020. 
Bộ Công Thương cảnh báo các doanh nghiệp giao dịch tại Thổ Nhĩ Kỳ Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng thép Tăng cường kiểm soát tiền chất công nghiệp trên thị trường

Thông qua việc triển khai, chương trình đã huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Qua 5 năm thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia, Bộ Công Thương đã triển khai hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho hơn 18.000 lao động nông thôn, tỉ lệ được bố trí việc làm đạt 98%, hỗ trợ cho 630 cơ sở CNNT chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 210 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 4.363 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; Tổ chức bình chọn, tôn vinh 610 sản phẩm cấp khu vực và 202 sản phẩm cấp quốc gia có chất lượng...

5 nhiem vu trong tam trong chuong trinh khuyen cong quoc gia
Hội chợ xúc tiến thúc đẩy hàng hóa là một trong những công việc được Bộ Công Thương triển khai thời gian qua

Nối tiếp kết quả đáng ghi nhận, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình như sau:

Một là, tập trung hỗ trợ đối tượng là các tổ chức, cá nhân tại các khu vực nông thôn theo cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

Hai là, xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ba là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản về khuyến công, ưu tiên hỗ trợ các địa bàn huyện nghèo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã nông thôn mới trong chính sách khuyến công. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Bốn là, triển khai các hoạt động khuyến công đồng bộ với các chương trình hỗ trợ về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng và đặc biệt là khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Năm là, thông qua cơ quan đại diện tại nước ngoài, thiết lập và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, đơn vị ở nước ngoài và đối tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển công nghiệp địa phương nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của các đối tác để phát triển các hoạt động khuyến công.

Thanh Hương
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động