Áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu Trung Quốc hơn 34%

27/10/2019 00:21 Tăng trưởng xanh
Từ 24/10, mức thuế chống bán phá giá mới với tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc có hiệu lực. 
Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng thép Miễn trừ thuế thép mạ của Công ty TNHH POSCO Việt Nam Holdings Bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội
ap thue chong ban pha gia ton ma mau trung quoc hon 34
20 công ty tôn mạ màu của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế chống bán giá giá (CBPG) cao nhất lên tới 34,27%

Sau 3 tháng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, Bộ Công Thương đã quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức với sản phẩm thép phủ màu (tôn mạ màu) từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo đó, tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc bị áp thuế 2,53-34,27%, còn Hàn Quốc 4,71-19,25%.

Quyết định này được đưa ra sau hơn một năm Bộ Công Thương điều tra, đánh giá hành vi bán phá giá tác động tới doanh nghiệp sản xuất trong nước, cũng như tính toán tác động với các ngành sản xuất hạ nguồn, người tiêu dùng sản phẩm tôn mạ màu.

Theo kết luận điều tra, cơ quan quản lý nhận thấy có tồn tại hành vi bán phá giá với sản phẩm thép phủ màu của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc. Hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này đang được bán phá giá với biên độ khá cao, từ 2,53% đến 34,27%. Vì thế, nhà chức trách quyết định áp mức thuế chống bán phá giá bằng với biên độ phá giá sau điều tra.

Trong khi đó, ngành sản xuất thép phủ màu trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể. Và hành vi bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn tới đe dọa thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước...

"Hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động đã phải nghỉ việc" - Bộ Công Thương nhận xét.

Cơ quan này cũng khẳng định, mức thuế chống bán phá áp với hàng Trung Quốc, Hàn Quốc lần này nằm trong khung quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), pháp luật Việt Nam.

Theo VNE
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động