Bình Định: Hướng đến nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Với mục tiêu xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt (và chất thải công nghiệp thông thường nếu nhà đầu tư có nhu cầu) với công nghệ đốt rác phát điện; chất thải thứ cấp (tro xỉ) sau khi xử lý được tái sử dụng, tái chế, góp phần giảm chôn lấp chất thải, cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững. Yêu cầu xây dựng nhà máy phải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, xử lý triệt để mùi hôi, tro bụi, nước thải... bảo đảm các yêu cầu quy định về môi trường; tiếp nhận rác chưa qua phân loại hoặc có phân loại một phần theo quy định của nhà nước (không tổ chức phân loại thủ công đối với rác đầu vào tại nhà máy); máy móc, thiết bị, dây chuyền xử lý phải đảm bảo đầu tư mới, đồng bộ chưa qua sử dụng.
Dự án Nhà máy Xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, được thực hiện tại xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn. Dự án vừa được UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.
Quy mô đầu tư của dự án:
Diện tích đất dự kiến sử dụng 100.401m2 (Diện tích này là diện tích tối đa để xây dựng Nhà máy, chưa bao gồm phần diện tích đất cho đường dây đấu nối nhà máy vào hệ thống điện Quốc gia, hệ thống giao thông kết nối. Đối với vị trí xử lý tro bay được thực hiện theo quy định và theo đề xuất của nhà đầu tư); ưu tiên nhà đầu tư đề xuất sử dụng tiết kiệm đất.
Công suất xử lý bình quân: 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường/ngày đêm (ưu tiên xử lý chất thải rắn sinh hoạt) có phát điện với công suất phù hợp Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Phạm vi phục vụ: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Về lâu dài, sẽ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế và mở rộng phạm vi phục vụ theo Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghệ: Công nghệ đốt rác phát điện.
Dịch vụ cung cấp: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, nhà đầu tư thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận với các chủ nguồn thải theo quy định pháp luật.
Tổng mức đầu tư dự kiến (m1 + m2): tối thiểu 1.500.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn năm trăm tỷ đồng). Có thể cao hơn, tùy theo công nghệ, thiết bị của Nhà đầu tư, gồm:
Sơ bộ về chi phí thực hiện dự án (m1): 1.500.000.000.000 đồng (Chưa bao gồm kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng);
Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng sơ bộ (m2): 0 đồng.
Nhà nước giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư (không bao gồm san lấp mặt bằng) và đầu tư hệ thống cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, tuyến đường, hệ thống điện phục vụ sản xuất của dự án đến hàng rào của dự án.
Nhà đầu tư: Tự đầu tư tuyến đường dây đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (cả trạm biến áp) để thực hiện mua, bán điện theo thỏa thuận và đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất, vận hành nhà máy.
Giá dịch vụ xử lý
Không quá 430.000 đồng/tấn (đã bao gồm thuế VAT và các chi phí xử lý tro bay, tro xỉ, chất thải thứ cấp hình thành từ quá trình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định). Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước được phân cấp theo quy định của phân cấp ngân sách hiện hành.
Lộ trình điều chỉnh giá: Ổn định giá trong vòng 03 năm đầu, kể từ ngày Nhà máy được nghiệm thu đi vào vận hành chính thức. Sau 3 năm sẽ cập nhật, điều chỉnh giá; tần suất điều chỉnh giá là 2 năm/lần. Hệ số điều chỉnh giá được tính theo chỉ số CPI trung bình của 2 năm liền kề trước đó của tỉnh Bình Định. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của trung ương ban hành có liên quan đến lộ trình điều chỉnh giá, sẽ điều chỉnh theo quy định trên cơ sở đàm phán giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Lộ trình điều chỉnh giá này là lộ trình điều chỉnh giá tối đa, khuyến khích các nhà đầu tư có lộ trình tăng giá theo hướng tiết kiệm hơn cho ngân sách nhà nước.
Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, nhà đầu tư thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận với các chủ nguồn thải theo quy định pháp luật, nhưng phải đảm bảo công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Thời hạn, tiến độ đầu tư
Thời hạn hoạt động của dự án: 30 năm, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Tiến độ thực hiện dự án: Không quá 2 năm (24 tháng) kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Địa điểm thực hiện dự án
Tại ô A5 và ô A6 thuộc Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn.
Vị trí Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn |
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.