Bình Dương: Hướng tới mục tiêu phân loại 100% rác thải sinh hoạt tại nguồn vào năm 2025

12/03/2024 11:48 Địa phương
Bình Dương đặt ra mục tiêu trong năm 2025 sẽ phân loại 100% rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn các xã, phường, thị trấn được phân loại tại nguồn theo quy định; trong đó tỷ lệ phân loại đúng quy định đạt 50% trở lên…

Ngày 09/03/2024, tại TP.Thủ Dầu Một, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh và Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương thực hiện Chương trình Đối thoại với cử tri chủ đề "Phân loại rác tại nguồn – Chung tay vì môi trường xanh-sạch-đẹp".​​

Tại Chương trình, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bình Dương đã cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi của cử tri xoay quanh việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.

Bình Dương: Hướng tới mục tiêu phân loại 100% rác thải sinh hoạt tại nguồn vào năm 2025
Toàn cảnh chương trình Đối thoại với cử tri chủ đề "Phân loại rác tại nguồn – Chung tay vì môi trường xanh-sạch-đẹp".

Mục tiêu phân loại 100% rác thải sinh hoạt tại nguồn

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kể từ ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nhằm chuẩn bị thực hiện phân loại rác tại nguồn từ ngày 31/12/2024, bà Nguyễn Ngọc Thúy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, , UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND về quy định bảo vệ môi trường, trong đó vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định là việc bắt buộc. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quyết định 1734/QĐ-UBND ngày 04/07/2023.

Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng xây dựng kế hoạch đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể. Theo đó năm 2023, tỉnh đã tổ chức thực hiện các nhóm nhiệm vụ: Ban hành chương trình, kế hoạch, các dự án, mô hình thu gom, tập kết; xây dựng tài liệu tuyên truyền, chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên; quy hoạch được điểm tập kết.

Năm 2024 sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ: Kiện toàn hệ thống thu gom vận chuyển, xử lý đảm bảo theo quy định cũng như xây dựng đào tạo đội ngũ thu gom đáp ứng theo yêu cầu; kiện toàn mạng lưới tần suất thu gom; đưa vào sử dụng các điểm tập kết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom vận chuyển xử lý theo quy định của luật mới; nghiên cứu đưa ra hình thức bao bì phù hợp, thống nhất để áp dụng toàn tỉnh.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2025: 100% rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn các xã, phường, thị trấn được phân loại tại nguồn theo quy định; trong đó tỷ lệ phân loại đúng quy định đạt 50% trở lên…

Về quy định xử phạt, tại Nghị định số 45/2022/NĐ- CP của Chính phủ quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với vi phạm về công tác thu gom điều chỉnh thành 2 hành vi: Không phân loại rác và phân loại rác không đúng sẽ bị phạt bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Bên cạnh cơ sở pháp lý, tỉnh Bình Dương xác định để hoàn thành mục tiêu thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh là ý thức và trách nhiệm của người dân. Trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng tham gia.

Tỉnh Bình Dương Mục tiêu đặt ra trong năm 2025: 100% rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn các xã, phường, thị trấn được phân loại tại nguồn theo quy địn
Tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu đặt trong năm 2025 sẽ phân loại 100% rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bà Trần Thị Kim Lan – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng như các chương trình ký kết với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiến hành thực hiện 4 nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung, đối tượng và chọn lọc những hình thức phù hợp với từng địa bàn dân cư để tuyên truyền. Đồng thời tổ chức tập huấn, toàn tỉnh có 598 Tổ tự quản tại địa bàn dân cư, đây là tiền đề cơ bản, nòng cốt cho công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân ở cộng đồng dân cư đối với cán bộ công chức tham gia thực hiện.

Chia sẻ giải pháp thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn, PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, muốn phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả, việc đầu tiên phải xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách phát triển. Về phân loại rác thủ công phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống các công cụ kinh tế phát triển, bao gồm những công cụ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Giải pháp thứ 3 là tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Cuối cùng là nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và nâng cao năng lực của các đội ngũ tham gia vào công tác quản lý dự án. Cả 4 nhóm giải pháp phải được thực hiện đồng bộ.

Thông tin thêm về những kế hoạch, chỉ đạo và giải pháp của tỉnh trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, tỉnh đã ban hành quy định khá rõ, đã chuẩn bị và có lộ trình triển khai thực hiện rõ ràng, cụ thể, phân công cho từng sở, ban, ngành, địa phương thực hiện. Đề nghị các sở, ban ngành, địa phương tiếp tục phát huy và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, thời gian này cần lưu ý đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách thức thực hiện phân loại theo đúng quy định mới, để dần hình thành thói quen thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn trong thời gian tới. Việc ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực tham mưu, đề nghị Sở tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện để UBND tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ này đúng tiến độ và áp dụng thống nhất kể từ ngày 01/01/2025 theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Nguyễn Hải
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động