Bộ Tài nguyên & Môi trường trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách góp ý Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). |
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình “Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, liên thông.”
Để đảm bảo thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng,… trong thời gian qua Chính phủ đã tổ chức thực hiện các giải pháp sau đây:
Tổ chức xây dựng Luật Đầu tư (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua, trong đó có bổ sung quy định về các hình thức lựa chọn nhà đầu tư (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và chấp thuận chủ trương đầu tư); sửa đổi, bổ sung quy định về tiếp cận đất đai để thực hiện dự án phát triển nhà ở thương mại;…;
Ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó quy định cụ thể về việc đấu thầu dự án có sử dụng đất và trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp trúng đấu thầu;
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Tờ trình số 102/TTr-BTNMT ngày 29/12/2019), hiện nay Chính phủ đang xem xét ban hành. Dự thảo Nghị định đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kiến nghị: “Sửa đổi quy định chỉ tiêu phospho trong quy chuẩn nước thải chế biến thủy sản đã xử lý từ 20ppm lên 50ppm để phù hợp với đặc thù ngành hàng và công nghệ xử lý hiện có.”
Quá trình xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tuân thủ theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Luật bảo vệ môi trường, đảm bảo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đồng thời có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong nhận được thêm các thông tin có liên quan đối với nội dung kiến nghị về vấn đề nêu trên để Bộ tiếp tục nghiên cứu xem xét, giải quyết.
Doanh nghiệp châu Âu kiến nghị “Cần duy trì cố định một ủy ban liên bộ ở cấp bộ để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa các địa phương trong dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường.”
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để tiếp thu ý kiến các bên liên quan, đảm bảo khắc phục, sửa đổi những bất cập, tồn tại, xây dựng chính sách có tính khả thi cao nhất, đảm bảo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường, đồng thời có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề nghị “Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ thế nào là nhựa phân hủy sinh học thật sự (có thể phân hủy) để phân biệt với chất liệu phân rã thành các hạt vi nhựa; đồng thời, nghiên cứu chính sách thúc đẩy sử dụng các sản phẩm nhựa bảo vệ môi trường cũng như lộ trình hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa có hại cho môi trường.”
Hiện nay, việc xác định nhựa có khả năng phân hủy sinh học dựa vào phương pháp thử nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia (ví dụ: TCVN 10523:2014, TCVN 11317:2016, TCVN 11319:2016...) hoặc tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM 6954, ASTM 6400, tiêu chuẩn Châu Âu EN 13432, tiêu chuẩn Ô-xtrây-lia AS 4736-2006 hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương. Mặc dù “vi nhựa” là khái niệm mới trên thế giới và tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu để đưa ra chính sách quản lý phù hợp đối với loại chất thải này, đảm bảo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, đồng thời có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất.
Doanh nghiệp Korcham kiến nghị: “Cần tạo cơ chế thực hiện riêng các hồ sơ phê duyệt về môi trường khi hoàn công công trình được thực hiện một cách nhanh nhất.”
Việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chỉ áp dụng đối với các dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu tới môi trường và thời hạn để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xem xét, cấp giấy xác nhận đã được quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường. Để đảm bảo thực hiện nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quy định, quy trình thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, trong đó đảm bảo không vượt quá thời hạn quy định trong Luật bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và hoạt động dự án, chỉ quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ dự án, các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giác tác động môi trường của dự án, nhằm đảm bảo các công trình bảo vệ môi trường vận hành hiệu quả, có thể xử lý được các vấn đề môi trường phát sinh khi dự án đi vào vận hành.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó đã xem xét đến việc lồng ghép, tích hợp một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vào một giấy phép môi trường nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.