Cần loại bỏ nhiên liệu hoá thạch để kiểm soát nền nhiệt toàn cầu

12/08/2019 11:18 Tác động môi trường
Để kiểm soát nền nhiệt toàn cầu ở mức ổn định vào năm 2050, thế giới cần loại bỏ toàn bộ những cơ sở sử dụng nhiên liệu hoá thạch như hiện nay.
Nhiên liệu sinh học sẽ thống trị tăng trưởng trong tương lai ? Cơ sở khoa học để hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C Lò đốt chất thải không dùng nhiên liệu Ecotech-SH 4 buồng đốt

Theo một nghiên cứu được công bố đầu tháng 7/2019 trên Tạp chí Nature của Đại học California (Mỹ), để thực hiện mục tiêu kiểm soát nền nhiệt toàn cầu ở mức ổn định vào năm 2050, thế giới cần loại bỏ toàn bộ những cơ sở sử dụng nhiên liệu hoá thạch như hiện nay.

can loai bo nhien lieu hoa thach de kiem soat nen nhiet toan cau
Ảnh minh hoạ.

Ông Dan Tong - Chuyên gia về Khoa học Trái đất của Đại học California (Mỹ) cho biết: "Để nhiệt độ toàn cầu ổn định như mục tiêu đã đề ra trong các hiệp định khí hậu quốc tế, mức phát thải carbon cần về 'không'. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi công nghệ năng lượng cần được thay mới hoàn toàn, loại bỏ 100% nhiên liệu hoá thạch".

Trong thập kỷ qua, số lượng các nhà máy và phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch tăng mạnh trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước có nền công nghiệp đang phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ. Cùng lúc đó, nhiều cơ sở hạ tầng sử dụng nhiên liệu "bẩn" ở các nước phát triển được thay mới đồng loạt do đã hết khấu hao. Điều này tạo ra gánh nặng khổng lồ cho môi trường. Đáng chú ý là ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump không những tái vận hành những lò than đã bị đóng cửa mà còn cho phép các giàn khoan mới khai thác liên tục, khiến lượng CO2 do Hoa Kỳ thải ra nhiều hơn toàn bộ Liên minh châu Âu gộp lại trong vòng một năm.

Nghiên cứu cũng cho biết, trong 3 thập kỷ tới, để cắt giảm lượng khí thải hiện có và giữ cho nền nhiệt toàn cầu tăng dưới mức 1,5 độ C, thế giới cần huy động toàn bộ ngân sách carbon; để giữ mức tăng dưới 2 độ C cần 2/3 ngân sách. Theo các nhà khoa học, khoảng hơn một nửa lượng khí thải là do ngành điện sinh ra. Trong đó, Trung Quốc thải ra 41%, Hoa Kỳ chiếm 9% và Liên minh châu Âu chiếm 7%.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học ước tính, những nhà máy sản xuất nhiên liệu và công nghiệp hoạt động trong 40 năm, thải ra 658 tỉ tấn khí thải; phương tiện giao thông hạng nhẹ vận hành trong 15 năm. Họ cũng thực hiện các giả định linh hoạt để đưa ra khuyến cáo về thời gian hoạt động tối đa cho các cơ sở (như đóng cửa sau 25 năm thay vì 40 năm), nhằm đáp ứng được các mục tiêu khí hậu quốc tế.

Diệu Anh (Theo Envirotec Magazine)
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động