Cầu thị để gỡ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam

15/10/2019 14:50 Tăng trưởng xanh
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU tại phiên họp lần thứ 2 diễn ra sáng 15/10 tại Hà Nội.
Thuỷ sản Việt Nam có lợi thế như thế nào tại EU khi EVFTA có hiệu lực?
cau thi de go the vang doi voi thuy san viet nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại phiên họp.

Tham dự phiên họp có Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển, các thành viên Ban Chỉ đạo.

Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt, nỗ lực triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng”, chống khai thác IUU.

Trong đó, dồn lực tập trung khắc phục 4 nhóm khuyến nghị của EC. Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý xây dựng một hệ thống kiểm soát toàn diện cho việc chống khai thác IUU. Tăng cường công tác quản lý tàu cá. Tăng cường các giải pháp giải quyết hiện trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài. Đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Về phía Ban Chỉ đạo, đã bắt tay ngay vào hoạt động; triển khai các giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Các bộ, ban, ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, TT&TT, Công Thương và Ban Tuyên giáo Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ được giao đã xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủy sản, các nghị quyết, chỉ thị, công điện, quyết định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU.

UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã xây dựng kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị; tập trung triển khai thực hiện, đạt được nhiều chuyển biến tích cực, nhất là cơ bản ngăn chặn, giảm thiểu được tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, như các tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ, công việc đề ra thực hiện chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng”.

Trong đó, nổi bật nhất là chưa ngăn chặn hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực. Vẫn còn tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển tuy bước đầu được triển khai nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi về chất. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời và đạt độ tin cậy. Việc áp dụng chế tài xử lý các hành vi khai thác IUU chưa nghiêm, chưa triệt để…

cau thi de go the vang doi voi thuy san viet nam
Quang cảnh buổi làm việc.

Phối hợp chặt chẽ, làm việc hiệu quả với đoàn kiểm tra EC

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều nhiệm vụ chưa được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả.

“Chúng ta cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác triển khai ngăn chặn, loại bỏ hoạt động khai thác IUU, gỡ cảnh báo ‘thẻ vàng” của EC đối với Việt Nam”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Trước mắt, phải chuẩn bị thật kỹ cho việc tiếp đón, làm việc với đoàn thanh tra của EC dự kiến sang Việt Nam vào đầu tháng 11 tới. “Đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chuẩn bị đón tiếp và làm việc một cách chặt chẽ, hiệu quả với đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam kiểm tra. Phải nói cho đoàn kiểm tra biết những nhiệm vụ đã triển khai, kết quả đã đạt được”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ban, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tiếp tục quán triệt và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo để ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU.

Quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm vi phạm

Đồng thời, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm.

Trước hết, phải ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Quốc phòng ban hành kế hoạch tổng thể các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, đảm bảo ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm trước ngày 31/10/2019, tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm trước ngày 31/12/2019.

Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm có dấu hiệu môi giới, móc nối của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, đảm bảo việc chấp hành các quyết định xử phạt của người dân.

UBND các tỉnh, thành phố ven biển cùng với Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, kịp thời trao đổi thông tin và xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá vi phạm.

“UBND các tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch, Phó Chủ tịch cần phát huy trách nhiệm, hành động quyết liệt hơn nữa, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp và lực lượng chức năng có liên quan nếu để tình trạng tàu cá địa phương tiếp tục vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

cau thi de go the vang doi voi thuy san viet nam

Đại diện địa phương phát biểu tại phiên họp.

Nhóm nhiệm vụ thứ hai là triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển. Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng để triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển kết nối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố ven biển chịu trách nhiệm đảm bảo đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định.

Nhóm nhiệm vụ thứ ba mà Phó Thủ tướng nhấn mạnh là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Theo đó, Bộ NN&PTNT cần chủ động tổ chức các đoàn công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU có hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ được giao; đề xuất các hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.

Kịp thời đề xuất lãnh đạo Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU tổ chức các cuộc họp, ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều phối các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, giải quyết các vấn đề mang tính chất liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ khắc phục các khuyến nghị của EC.

Các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các cơ quan, lực lượng chức năng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao,

“Phải gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện tại cơ sở, có hình thức xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu để chấn chỉnh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về lâu dài, với mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản bền vững, phải cấu trúc lại ngành thuỷ sản theo hướng chuyển dần từ chủ yếu đánh bắt sang nuôi trồng biển; quy hoạch các vùng nuôi trồng hải sản, từ đó kế hoạch hoá đầu tư. Giao Bộ NN&PTNT chủ trì để có đề án tổng thể, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành chủ động thông tin, tuyên truyền, giải thích cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về những giải pháp và kết quả của Việt Nam trong việc nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” của EC.

Theo VGP
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động