Chủ động trong mùa mưa bão
Từ đầu mùa mưa đến nay, mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm cho hàng trăm ngôi nhà bị sập và tốc mái ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp...
Theo số liệu thống kê của Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp, có trên 350 căn nhà bị sập và tốc mái do dông lốc trên địa bàn các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự. Bộ CHQS tỉnh và các địa phương đã huy động hàng trăm lượt dân quân và bộ đội thường trực phối hợp cùng các lực lượng đứng chân trên địa bàn kịp thời khắc phục hậu quả, rất may là không có thiệt hại về người.
Lực lượng dân quân của xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự giúp dân khắc phục hậu quả sau dông lốc |
Theo Đại tá Nguyễn Chí Hùng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp, những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến khác thường so với quy luật và chu kỳ tự nhiên. Hiện tượng thiên tai, sạt lở đất, mưa bão, lốc xoáy... ngày càng tăng. Chính vì vậy, Bộ CHQS tỉnh xây dựng các phương án sát với tình hình địa bàn và duy trì chặt chẽ các chế độ trực chỉ huy, trực ban cứu hộ - cứu nạn tại sở chỉ huy các cấp. Từng đơn vị chủ động theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu thuỷ văn, chuẩn bị tốt lực lượng, trang bị, phương tiện cho các tình huống do thiên tai gây ra. Đại tá Nguyễn Chí Hùng thông tin thêm: "Hiện nay, Bộ CHQS tỉnh đã thành lập Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện; xây dựng lực lượng kiêm nhiệm cấp tỉnh gồm Trung đoàn 320 và các đại đội trực thuộc Bộ CHQS tỉnh. Ban CHQS các huyện, thị, thành phố thành lập các đội cứu nạn ở tại những điểm xung yếu với phương châm cứu người trước, cứu tài sản sau; sử dụng lực lượng dân quân là lực lượng xung kích trong ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai cấp xã".
Tại An Giang, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dông lốc làm cho hơn 750 căn nhà sập và tốc mái.Đại tá Thạch Thanh Tú, Phó Chỉ Huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh An Giang nói: "Dù chúng tôi đã có sự chủ động trong tuyên truyền, vận động và đưa lực lượng giúp dân chằng chống nhà cửa nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão, dông lốc, tuy nhiên thời tiết hiện nay rất khó mà nói trước được".
Đại tá Thạch Thanh Tú cho biết, trong giao ban tháng, Bộ CHQS tỉnh đều nhắc lại nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu thiên tai để các cơ quan, đơn vị có sự chủ động và tiến hành kiểm tra hệ thống kế hoạch cũng như rà soát và bổ sung vật chất, trang bị đối với nhiệm vụ này. Về lực lượng, ở địa bàn thành phố thì có Tiểu đoàn 512, các huyện biên giới thì giao cho Tiểu đoàn 511 thuộc Trung đoàn 893. Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh còn ký kết liên tịch với các đơn vị trực thuộc Quân khu đứng chân trên địa bàn tỉnh, như Sư đoàn 330, Lữ đoàn 416, Lữ đoàn Pháo binh 6 và Lữ đoàn 962, vì vậy khi có tình huống cấp bách thì các đơn vị này hỗ trợ rất kịp thời.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.