Chương trình thành phố xanh Quốc tế: Quảng Trị cần nhiều sự hỗ trợ hơn từ WWF

22/05/2023 14:19 Tăng trưởng xanh
Ngày 17/5/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) về Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) năm 2023-2024.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng

Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) với các thành phố của Việt Nam

Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) do WWF tổ chức lần đầu vào năm 2011 tại Thụy Điển nhằm động viên và phổ biến các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho các tỉnh/thành trên khắp thế giới. Kể từ 2017, OPCC sẽ tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Đến nay đã thu hút sự tham gia của 280 tỉnh, thành phố của gần 60 quốc gia trên thế giới.

Tham gia OPCC, các tỉnh, thành phố sẽ nhận được sự hỗ trợ vào mạng lưới OPCC quốc tế; thường xuyên được thực hiện kiểm kê khí phát thải nhà kính do WWF; kết nối tham gia các chương trình của do WWF chủ trì tại địa phương như: biến đổi khí hậu, rác thải nhựa, năng lượng tái tạo, lâm nghiệp… và có các cơ sở dữ liệu để tham gia các chương trình quốc tế liên quan khác.

Tại Việt Nam, từ năm 2015, WWF đã hỗ trợ cho một số thành phố tham gia chương trình OPCC gồm: Huế năm 2015 - 2016; Đà Nẵng, Hội An và Đông Hà năm 2017 - 2018; Đồng Hới và Vinh năm 2019 - 2020; Cần Thơ và Tam Kỳ năm 2021 - 2022. Trong đó, Huế được công nhận là Thành phố xanh của Việt Nam và lọt vào danh sách 18 thành phố trên thế giới cho danh hiệu Quán quân Toàn cầu OPCC 2016.

Năm 2023 - 2024, WWF kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác tham gia OPCC của các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nha Trang và Cần Thơ.

Quảng Trị với OPCC

Tỉnh Quảng Trị là tỉnh ven biển miền Trung, được đánh giá là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã tập trung phát triển kinh tế gắn với việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… Cùng với đó, tỉnh cũng thực hiện tốt các chủ trương về: ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; sản xuất xanh; kinh tế tuần hoàn và hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã ban hành 4 kế hoạch về thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

UBND hết sức coi trọng việc tham gia vào Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC). Đây cũng là một dịp để tỉnh hoàn thiện năng lực hướng tới các mục tiêu lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực về ứng phó với biến đổi khí hậu; giảm thiểu phát thải rác thải nhựa; phát triển năng lượng tái tạo… Với việc phát triển thành Thành phố xanh Quốc tế ngoài việc thu hút đầu tư và phát triển du lịch, đây cũng là điều kiện tốt để các sản phẩm xuất khẩu của Bình Định có thể thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trong thời gian tới.

Trên cơ sở các nguồn lực của tỉnh, cũng như các nội dung cần điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề xuất một số nội dung cần hỗ trợ từ WWF trong thời gian tới: Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể khi tham gia Thành phố xanh OPCC; hỗ trợ kiểm kê về chất thải nhà kính; tổ chức các hoạt động truyền thông, thu hút sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến, cập nhật các kiến thức, thông tin về thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, giảm phát thải ròng bằng 0; đào tạo đội ngũ cán bộ tại địa phương về kiểm kê, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường Carbon, bảo vệ tầng Ozon; Xây dựng các khuyến nghị, định hướng cho tỉnh trong công tác tứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh; Kết nổi các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ trong việc phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối cùng các Sở, ngành địa phương xây dựng nội dung hành động cụ thể, có kế hoạch chi tiết để đảm bảo các trình tự, thủ tục trong phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại buổi làm việc, đại diện WWF cũng đã trao đổi các nội dung với tỉnh Quảng Trị về việc xác nhận tham gia OPCC; cung cấp các dữ liệu về ứng phó biến đổi khí hậu và kiểm kê phát thải khí nhà kính; các dữ liệu về giao thông, năng lượng, chất thải, nước sạch… của tỉnh; kế hoạch của tỉnh trong ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.

Tham gia Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) không chỉ là mục tiêu của tỉnh Quảng Trị cũng như các địa phương khác trên cả nước. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Quảng Trị cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, điều chỉnh hài hòa cơ chế, chính sách cũng như tập trung cao độ các nguồn lực và sự chung tay của toàn dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động