Công nghệ điện gió sẽ sử dụng lượng đồng khổng lồ trong 10 năm tới
Check-in cánh đồng điện gió |
Ảnh minh họa. |
Theo nhà phân tích nghiên cứu Henry Salisbury của Wood Mackenzie, các chính phủ đã quyết định chuyển dịch việc sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu có mức độ phát thải cacbon cao sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và năng lượng gió là những lựa chọn công nghệ phổ biến nhất. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất điện từ gió là một công nghệ sản xuất điện sử dụng một lượng đồng lớn nhất trong vòng 10 năm tới.
Để sản xuất, truyền tải và phân phối điện, đồng được sử dụng do điện trở thấp, tính dẫn điện cao, bền vững và dễ uốn. Kết quả là nhu cầu sử dụng đồng tại các dự án phong điện tăng mạnh và dự báo đạt mức tăng trưởng lớn trong thập kỷ tới. Ngoài tuabin gió, đồng còn được sử dụng trong máy phát điện, trạm truyền tải điện, hộp số và cáp điện. Ước tính, đến 58% lượng đồng sử dụng trong lĩnh vực này được sử dụng chế tạo cáp điện. Theo dự báo về việc lắp đặt các tuabin gió mới từ năm 2018 đến năm 2028, trên 3 triệu tấn đồng được sử dụng trong cáp phân phối điện.
Theo Wood Mackenzie, các công nghệ áp dụng trong lĩnh vực phong điện được dự kiến cần trung bình 450 ngàn tấn đồng mỗi năm trong giai đoạn 2018 - 2022, trước khi tăng lên 600 ngàn tấn/năm vào năm 2028. Trung Quốc được dự báo là có mức tăng trưởng nhanh nhất trong sản xuất điện từ gió ngoài khơi, tiêu thụ trung bình 110 ngần tấn đồng mỗi năm đến năm 2028. Theo sau là Mỹ với con số 35 ngàn tấn mỗi năm đến 2028.
Cũng theo Wood Mackenzie, thị trường lớn nhất là châu Âu, nước Anh, Hà Lan và Đức sẽ dẫn đầu trong việc phát triển phong điện ngoài khơi và được dự báo sẽ tiêu thụ trung bình 80 ngàn tấn đồng mỗi năm giai đoạn 2018 - 2028.