Đà Nẵng: Hành động giảm thiểu rác thải nhựa
Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường |
Đại diện 4 bên: UBND quận Thanh Khê, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Đà Nẵng và đại diện WWF ký cam kết hành động để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. |
Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường Thành phố Đà Nẵng, mỗi ngày trên địa bàn Thành phố thải ra tới hơn 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, phần lớn là rác thải rắn và túi nilon, 8,3% trong số này thất thoát ra môi trường, và có tới gần 25% rác thải nhựa qua tái chế lại quay trở lại đe dọa môi trường bền vững.
Rác thải nhựa đang là thách thức hiện hữu với cả cộng đồng. Việc triển khai những hành cộng cụ thể để giảm thiểu rác thải nhựa là việc làm cấp bách ngay lúc này.
Đà Nẵng được WWF lựa chọn là một trong những đô thị đầu tiên thực hiện khảo sát đánh giá tình hình rác thải nhựa và được hỗ trợ triển khai xây dựng dựng kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa và thí điểm mô hình “Chợ không sử dụng túi ni lông”.
Tại hội thảo “Định hướng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” do Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng phối hợp với Sở Công Thương thành phố, UBND quận Thanh Khê và tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) được tổ chức mới đây.
đại diện các đơn vị WWF, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Công Thương, UBND quận Thanh Khê đã cùng ký cam kết hành động để giảm thiểu rác thải nhựa.
Theo đó, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) sẽ phê duyệt kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa giai đoạn 2020 – 2025 của quận trong quý III/2020; tổ chức thực hiện kế hoạch trên với mục tiêu đến năm 2022 Thanh khê giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường so với 2020, không còn rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2030.
Đại diện cho ngành Công Thương thành phố, giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Hà Bắc đã ký cam kết sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Chợ không sử dụng túi nilon” giai đoạn 2020 – 2023, làm cơ sở nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố. Theo ông Nguyễn Hà Bắc, việc chống rác thải nhựa phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một nhóm, một lĩnh vực.
Sở Tài Nguyên & Môi trường thành phố và WWF trong phạm vi chuyên môn của mình sẽ hỗ trợ để 2 đơn vị trên thực hiện hiệu quả các cam kết.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Thành phố nhấn mạnh, dự án cần xác định rõ mục tiêu là giảm 30% ô nhiễm rác thải nhựa kèm theo giảm thói quen sử dụng nhựa. Trong quá trình thực hiện, các chuyên gia nên kết hợp với một số hoạt động mà đơn vị trên địa bàn đang triển khai để cùng tác động kế hoạch chung, đạt mục tiêu sớm hơn năm 2030.