Đất đai vẫn "nóng" nhất khi sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp

19/11/2019 09:00 Tác động môi trường
Diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp giao cho địa phương quản lý có phương án sử dụng còn rất thấp và tỉ lệ được phê duyệt còn thấp hơn trong khi người dân còn thiếu đất sản xuất.    
Công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018

Ngày 18/11 tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Chủ trì hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương và doanh nghiệp, công ty nông lâm trường.

dat dai van nong nhat khi sap xep cac cong ty nong lam nghiep
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, sau 5 năm triển khai việc sắp xếp lại các công ty nông, lâm nghiệp, nhiều mô hình công ty nông, lâm nghiệp đã bước đầu có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, một số mô hình, nhất là mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên là một điểm mới của Nghị quyết 30 nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Theo quy định của pháp luật, công ty nông lâm trường chỉ thu hút cổ đông chiến lược khi tỷ lệ chi phối của nhà nước từ 51% trở lên nhưng nhiều địa phương đề xuất giảm tỷ lệ này. Bên cạnh đó, thủ tục giải thể nông lâm trường còn nhiều vướng mắc và Nghị quyết số 30 cũng không cho phép các công ty yếu kém phá sản.

Bên cạnh đó, đất đai vẫn là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp và ảnh hưởng tới lớn tới phát triển kinh tế - xã hội địa phương đặc biệt là bảo đảm quốc phòng, an ninh nói chung. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục đánh giá diện tích đất mà các công ty nông lâm nghiệp giữ lại và số chuyển giao cho địa phương. Bởi tỉ lệ diện tích giao cho địa phương quản lý có phương án sử dụng còn rất thấp và tỉ lệ được phê duyệt còn thấp hơn trong khi đất người dân còn thiếu đất sản xuất.

Tại hội nghị, việc rà soát, xử lí các vấn đề về đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp trong quá trình sắp xếp, đổi mới vẫn là vấn đề “nóng” hiện nay. Theo đó, nhiều địa phương cho biết tiến độ rà soát, cắm mốc, xác định ranh giới đất, cấp sổ đỏ đối với đất của các công ty nông, lâm nghiệp vẫn rất chậm, thiếu kinh phí triển khai.

dat dai van nong nhat khi sap xep cac cong ty nong lam nghiep
Thủ tướng yêu cầu nghiêm cấm tình trạng "phát canh, thu tô" tại các Cty nông, lâm nghiệp.

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, đến nay, sau khi rà soát, Thanh Hóa có hơn 1.200 ha đã được trả về cho địa phương quản lí, tuy nhiên do nhiều khó khăn trong việc xác định mốc giới, nên hiện nay tiến độ cắm mốc giới để triển khai cấp sổ đỏ mới chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch.

Trong khi đó, việc xác định lịch sử, quyền sở hữu, quyền sử dụng… đất tại các công ty nông, lâm nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng tự ý xây dựng nhà ở, các khu dân cư mọc lên trên đất nông lâm trường, tình trạng chuyển nhượng, “trao tay” qua nhiều đời đối với đất giao khoán của nông, lâm trường trước đây cũng diễn ra rất phổ biến…

Điều này dẫn tới việc rà soát, xác định mốc giới, cấp sổ đỏ hết sức khó khăn… Hiện nay, Thanh Hóa cũng đang quyết liệt thực hiện việc rà soát lại tình hình hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp, kiên quyết thu hồi đối với các công ty sử dụng đất kém hiệu quả…

Tại hội nghị, nhiều địa phương cho biết đây cũng là thực trạng và khó khăn chung tại các địa phương trong quá trình triển khai sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu thực tế, nhiều địa phương hiện nay trên danh nghĩa đất vẫn là của các công ty nông, lâm nghiệp, của Nhà nước, nhưng trên thực tế thì đều đã có chủ, thậm chí xây nhà cửa, chuyển nhượng cho tư nhân sử dụng, làm phát sinh những lãng phí rất lớn, khó quản lí…

Nhiều công ty nông, lâm trường vẫn sử dụng đất rất kém hiệu quả, có tình trạng “nhóm lợi ích” trong công tác quản lí, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp, vẫn còn tình trạng phát canh, thu tô để hưởng lợi bất minh...

"Đừng để đất nhà nước thì thừa mứa ra, trong khi người dân thiếu đất sản xuất, phải đi làm thuê làm mướn" - Thủ tướng yêu cầu.

Theo Lê Bền/NNVN
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động