Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô để bảo vệ môi trường
Đây là kiến nghị của TS Nguyễn Mạnh Hải, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo "Công bố kết quả nghiên cứu sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam", ngày 11/3.
Theo ông Hải, cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh.
Kiến nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô để hạn chế tiêu dùng, bảo vệ môi trường
Theo chuyên gia của CIEM, hiện Thái Lan, Malaysia, Nam Phi, Trung Quốc đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải.
Các nước Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Italia áp dụng phí môi trường đánh vào nguồn gây ô nhiễm hay còn gọi là Thuế Carbon; hay Malaysia, Lào, Campuchia; Indonesia, Thái Lan, Brunei, Singapore dùng thuế, phí môi trường đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm...
Ông Hải cho rằng, Việt Nam đã và đang khuyến khích sản xuất tiêu dùng xanh thông qua chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học...
Tuy nhiên, chính sách ưu đãi về thuế vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh.
Đơn cử, từ 1/1/2019, thông qua chính sách Thuế Bảo vệ môi trường. Các đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi nilon; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng... nhưng mức thuế đối với những đối tượng này còn thấp.
Ví dụ, túi nilon thuộc diện chịu thuế, mỗi kg chỉ phải đóng mức 30.000 - 50.000 đồng; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng chỉ có mức chịu thuế là 500 đồng/kg; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế là 1.000 đồng/kg...
Nhóm nghiên cứu đề xuất, chính sách ưu đãi Thuế Thu nhập doanh nghiệp cần được hoàn thiện cả về mức ưu đãi và thời gian ưu đãi nhằm thu hút có chọn lọc đầu tư vào phát triển ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao; khuyến khích sản xuất năng lượng sạch; khuyến khích phát triển vận tải công cộng.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cần quy định mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học bằng 50% của mức thuế suất đối với xăng khoáng nhằm tạo sự chênh lệch đáng kể giữa xăng sinh học và xăng khoáng.
Cần tiếp tục duy trì và tăng mức thu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế tiêu dùng các loại hàng hóa này.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.