Dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
|
Hình minh họa
Theo Bộ Tài chính, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Chính phủ, về cơ bản các địa phương đều nghiêm túc thực hiện và thu được kết quả nhất định, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu khi xây dựng Nghị định, tuy nhiên, còn phát sinh một số vướng mắc, cụ thể như sau:
Một số nội dung quy định về miễn phí tại Điều 5 Nghị định 154 còn chung chung, khó xác định như: 3. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; 4. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch... Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ sung quy định chi tiết hơn về tính phí đối với các trường hợp này.
Về mức phí cố định, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 154 quy định: Cơ sở sản xuất, chế biến có khối lượng nước xả thải dưới 20m3/ngày phải nộp mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm. Qua thực hiện, có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có quy mô và tính chất hoạt động khác nhau, khối lượng nước thải cũng rất khác nhau, nhất là các cơ sở cơ khí, may mặc,... có lượng nước thải ít. Có nhiều cơ sở xả thải dưới 5m3/ngày đêm, trong khi phải nộp cùng mức phí 1,5 triệu đồng/năm như các cơ sở khác là chưa hợp lý.
Qua rà soát, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi nội dung 11/12 Điều của Nghị định 154. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 154.
Đề xuất quy định mới
Về miễn phí (Điều 5 Nghị định 154), tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 154 quy định miễn thu phí đối với: 1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí).
Theo quy định thì phí tính và thu khi doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường. Đối với nước tuần hoàn trong khu vực nhà máy chưa thải ra môi trường thì chưa có cơ sở tính và thu phí. Vì vậy, không cần quy định miễn phí đối với trường hợp này, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa lại như sau: 1. Nước dùng sản xuất điện xả ra từ các nhà máy thủy điện; đồng thời, bỏ điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 154: 1. Bộ TNMT có trách nhiệm: a) Quy định chi tiết về nước tuần hoàn và nước mưa tự nhiên chảy tràn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
Về mức phí đối với nước thải sinh hoạt: Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 154 quy định: “1. Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương”.
Tại Nghị định 154 (cũng như Nghị định trước đó) đã quy định trường hợp cần quy định mức thu phí BVMT đối với nước thải cao hơn (mức 10% giá 1m3 nước sạch) thì HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể. Như vậy, trường hợp nước thải của Cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn ô nhiễm hơn thì địa phương có thể quyết định mức phí cao hơn.
Để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính dự kiến 02 Phương án:
PA1: Giữ quy định mức phí như hiện hành
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.