Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

19/11/2019 14:56 Tác động môi trường
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình, Viện Khoa học công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Yêu cầu về hệ thống cấp nước và thoát nước nhà chung cư

Theo báo cáo của đơn vị soạn thảo, dự thảo QCVN 06:2019/BXD được xây dựng trên cơ sở soát xét, chỉnh sửa, bổ sung QCVN 06:2010/BXD năm 2010 của Bộ Xây dựng. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị soạn thảo đã tiếp thu hơn 300 ý kiến đóng góp của các Bộ ngành Trung ương, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Singapore; Trung Quốc.

du thao quy chuan ky thuat quoc gia ve an toan chay cho nha va cong trinh
Galaxy Tower Nguyễn Xiển.

Cấu trúc của QCVN 06:2019/BXD gồm 7 phần: Quy định chung; Phân loại kỹ thuật về cháy; bảo đảm an toàn cho người; ngăn chặn cháy lan; cấp nước chữa cháy; chữa cháy và cứu nạn; tổ chức thực hiện. Ngoài ra, Quy chuẩn có 9 phụ lục kèm theo. Dự thảo Quy chuẩn được cập nhật, bổ sung nhiều nội dung mới, như: Thang thoát nạn; thang máy chữa cháy nhà cao tầng; cấp nước chữa cháy; gara ô tô, xe máy; tầng lánh nạn, gian lánh nạn; cấp nước chữa cháy; nhà công nghiệp; nhà chung cư cao từ 75m - 150m; công trình có 2-3 tầng hầm.

Hiện tại, các quy định phòng cháy chữa cháy bắt buộc cần tuân thủ khi thiết kế công trình cao tầng tại Việt Nam cơ bản căn cứ theo ba tài liệu sau: QCVN 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; QCVN 08:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị; TCVN 6160:1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động