Giá gạo xuất khẩu thấp nhất 12 năm qua
Xuất khẩu duy trì tăng trưởng, nhiều khó khăn đến từ ngoại cảnh Xuất khẩu điện thoại và linh kiện dẫn đầu bảng kim ngạch trong 9 tháng 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 383 tỉ USD |
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 5,2 triệu tấn và 2,24 tỉ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Philippines hiện đang đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với hơn 36% thị phần. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu hiện đang ở mức 330 USD/tấn.
"Trong tháng 9, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng nhờ đồng Rupee hồi phục. Đồng Baht tăng trở lại giúp giá gạo Thái Lan ổn định ở mức cao trong gần 1 năm qua và đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ảm đạm giữ giá gạo Việt Nam ở mức thấp nhất 12 năm qua" - ông Toản nói.
Ông Toản cho hay, ngay từ cuối năm 2018, Bộ NN&PTNT đã xác định năm nay xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn về thị trường. Trong đó, thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng lẫn trị giá.
Ảnh minh hoạ. |
Với thị trường Trung Quốc, hiện nay có thêm các nước tham gia cung cấp gạo nên Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, có những thời điểm Trung Quốc tiến hành xả kho gạo dự trữ...
Theo ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, giá gạo tại thời điểm thấp nhất là khoảng 325 USD/tấn. Tại thời điểm đó, giá gạo Thái Lan khoảng 350-360 USD/tấn. Khó khăn trong xuất khẩu lúa gạo chủ yếu bắt nguồn từ khó khăn tại thị trường Trung Quốc.
Còn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới chậm lại nên nhu cầu tiêu thụ lúa gạo cũng giảm đi. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cố gắng chủ động một phần. Ngoài ra, các hàng rào kỹ thuật, phải đáp ứng tiêu chí về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng là yếu tố gây khó khăn cho hàng Việt.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải cạnh tranh để thay đổi, phát triển. Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo trong thời gian tới được ông Toản chỉ ra là phải thúc đẩy gỡ khó trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số thị trường xuất khâu khác cần đẩy mạnh là Philippines, châu Phi…
Tin mới
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.