Hà Nội: Đề xuất cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp
Hạn chế tối đa việc đốt rác, đốt rơm rạ và sử dụng bếp than tổ ong |
Chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng trước ngày 31/12/2020. |
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm chấm dứt hoàn toàn các hoạt động đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng tại địa phương, theo lộ trình.
Cụ thể, thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; xây dựng hệ thống giám sát cộng đồng và hệ thống thông tin nhằm phát hiện, tố cáo các hành vi đốt rác thải rắn sinh hoạt tại địa bàn; hợp đồng chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm các đơn vị nhận đặt hàng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định hiện hành và triển khai các biện pháp khác nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tuyên truyền thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố trong việc thực hiện quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định hiện hành. Đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân đốt và giải pháp nhằm kiểm soát tốt công tác quản lý rác thải và rơm rạ, phụ phẩm cây trồng trên địa bàn quản lý.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, đến ngày 30/8/2020, tổ chức tuyên truyền thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố trong việc thực hiện quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định hiện hành; đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân đốt và giải pháp nhằm kiểm soát tốt công tác quản lý rác thải và rơm rạ, phụ phẩm cây trồng trên địa bàn quản lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch và chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng, trước ngày 31/12/2020.
Từ ngày 01/01/2021: 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật môi trường; không còn hoạt động đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng trên địa bàn thành phố. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong công tác thu hoạch sản phẩm, thu gom, vận chuyển, xử lý rơm rạ và phụ phẩm cây trồng đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Sở đề xuất UBND thành phố chỉ đạo các sở Tư pháp, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Luật Bảo vệ môi trường, Luật Trồng trọt, các nghị định, thông tư, quy định trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Nghiên cứu, ứng dụng mô hình tính toán phát thải, giám sát và công bố công khai tình trạng đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và phụ phẩm cây trồng trên địa bàn thành phố nhằm kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm thực thi của chính quyền địa phương về tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và rác thải sinh hoạt diễn ra trên địa bàn quản lý.
Tin mới
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức k
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.