Hướng tới tăng trưởng xanh bằng công cụ thuế

15/03/2019 21:43 Tăng trưởng xanh
Việc xây dựng nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh có thể được dựa vào chính sách thuế, phí theo khuyến nghị của các chuyên gia tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM ) phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách tài chính vừa tổ chức tại Hà Nội.

Hướng tới tăng trưởng xanh bằng công cụ thuế


Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế


Báo cáo này cho biết thuế môi trường hiện ở Việt Nam chỉ chiếm 0,24% GDP, khá khiêm tốn so với nhiều nước chung quanh như Ấn Độ (0,95%), Trung Quốc (1,33%), Nhật Bản 1,48%, Hàn Quốc (2,54%).
TS. Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, CIEM cho biết: Việt Nam hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải; áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa lĩnh vực môi trường.
“Tuy nhiên, chính sách ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, chính sách thuế nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường chưa phù hợp với thực tiễn, số thu từ các sắc thuế này chưa tương xứng với những tổn hại do hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra”, TS. Hải nhìn nhận.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia có thể khác nhau nhưng đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh; giảm phát thải khí cacbon điôxit gây hiệu ứng nhà kính; kích thích với biến đổi khí hậu; phát triển công nghệ xanh và các ngành công nghiệp sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch… nhằm buộc các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc thực thi những chính sách thuế khuyến khích được xanh hóa, sản xuất sạch là không hề dễ dàng, thậm chí hết sức khó khăn, theo quan điểm của Phó Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh
Việt Nam hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải; áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa lĩnh vực môi trường…
Từ góc độ thực tế, báo cáo nói trên cho rằng, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần được hoàn thiện cả về mức ưu đãi và thời gian ưu đãi nhằm thu hút có chọn lọc đầu tư vào phát triển ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao; khuyến khích sản xuất năng lượng sạch; khuyến khích phát triển vận tải công cộng.
Đặc biệt, báo cáo này đề xuất cân quy định mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học bằng 50% của mức thuế suất đối với xăng khoáng nhằm tạo sự chênh lệch đáng kể giữa xăng sinh học và xăng khoáng. Bên cạnh đó cần tiếp tục duy trì và tăng mức thu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế tiêu dùng các loại hóa này.
“Cần sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng theo hướng quy định 0% thuế suất đối với dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus, xe điện”, nghiên cứu đề xuất.

 Congthuong.vn
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động