Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam 2.0
5 lĩnh vực ưu tiên phát triển bền vững ngành năng lượng |
VBF đã đề xuất lộ trình phát triển năng lượng sạch hơn. |
Trong khi năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và trở nên bức thiết đã đặt ra yêu cầu khai thác nguồn năng lượng tái tạo, sạch, an toàn để thay thế. Việc làm này còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống. Vì lẽ đó, bằng nhiều biện pháp, các cơ quan chức năng nên khuyến khích việc sử dụng hệ thống pin Mặt Trời trên các tầng mái, thậm chí có thể lan tỏa thành các phong trào rộng khắp trong cộng đồng xã hội. Đó chính là lý do, VBF công bố Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 2.0).
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tại Việt Nam vào tháng 1/2019, có hơn 330 dự án năng lượng mặt trời, với tổng công suất đăng ký là 26.00MW, đã phải thực hiện nhiều bước trong quá trình phê duyệt để bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực. Trong số đó, 121 dự án với tổng công suất 6.100MW đã được phê duyệt và bổ sung vào các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và địa phương. Đặc biệt, dự án đầu tư lớn của tư nhân ở tỉnh Ninh Thuận, với cụm 3 nhà máy có công suất 330MW đã hòa lưới điện quốc gia vào tháng 4/2019. Đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với tổng số hơn 1 triệu tấm pin, và tổng giá trị đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, tương đương 300 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Dự án này góp phần giảm phát thải gần 304.400 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.
Trong Phiên bản 2.0 của Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam, VBF đã đưa ra kế hoạch thay thế giúp phát triển ngành năng lượng của Việt Nam trong tương lai bằng cách đề xuất lộ trình phát triển năng lượng sạch hơn, có chi phí hợp lý hơn và bền vững hơn. Theo đó, VBF đưa ra 6 khuyến nghị cơ bản bao gồm: Khuyến khích các chuyên gia năng lượng trong khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ xây dựng Tổng Sơ đồ Điện VIII; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, khí, pin lưu trữ và sử dụng hiệu quả năng lượng. Cơ bản là cần những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy họ từ chỗ chỉ quan tâm sang hiện thực hóa thành các quyết định đầu tư; đồng thời đề cao hơn nữa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong các khâu như quản lý, phân phối giá bán lẻ hợp lý…