Khí thải CO2 tăng kỷ lục đạt 37 tỉ tấn

25/09/2019 11:45 Tác động môi trường
Tổng Thư ký (TTK) Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trong dài hạn, 66 chính phủ cùng với 10 khu vực, 102 thành phố, 93 doanh nghiệp và 12 nhà đầu tư đã cam kết giảm lượng khí thải CO2 về bằng 0 vào năm 2050.
Thế giới đã làm gì trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Trong bối cảnh loài người đang ngày càng xả một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, 60 nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đã có mặt ở New York (Mỹ) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu LHQ nhằm làm hồi sinh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị, LHQ đã công bố báo cáo cảnh báo thế giới đang bị "bỏ lại đằng sau" trong cuộc chạy đua cứu vãn Trái Đất thoát khỏi các thảm họa môi trường do nền nhiệt tiếp tục ấm lên, giai đoạn từ năm 2015-2019 dự báo là giai đoạn nắng nóng chưa từng có.

khi thai co2 tang ky luc dat 37 ti tan
Lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu.

Báo cáo cho thấy, khoảng cách ngày càng rộng giữa những tiêu chuẩn và thực tế đang xảy ra. Thay vì cần phải giảm đi, nhưng khí CO2 đã tăng với tốc độ gia tăng 20% so với 5 năm trước, đạt mức cao kỷ lục 37 tỉ tấn. Riêng năm 2018 khí CO2 tăng 2,7%, cao hơn mức 1,6% của năm 2017 và là mức cao nhất từ trước đó.

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là việc gia tăng sử dụng nhiện liệu hóa thạch, số ôtô và nhu cầu sử dụng than đá toàn cầu. Ước tính, lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu, trong đó Trung Quốc chiếm tới gần 27%. Mỹ ghi nhận khí CO2 phát thải tăng 2,5%, chiếm 15% lượng khí toàn cầu trong năm 2018. Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 7% khí CO2 toàn cầu, tăng 6% năm 2018. Các nước Liên minh châu Âu ghi nhận mức khí gây ô nhiễm giảm nhẹ và chỉ chiếm 0,1% lượng khí CO2 toàn cầu.

Trong Thỏa thuận Paris 2015, các nước đã đưa ra mục tiêu quốc gia nhằm giảm lượng khí thải để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030, và xuống mức 0% đến năm 2050, nhưng, thế giới đã "thua trong một cuộc đua về biến đổi khí hậu" - ông Antonio Guterres nhấn mạnh.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động