Hậu Giang:

Khởi công nhà máy điện rác, góp phần bảo vệ môi trường

14/10/2020 14:03 Địa phương
Vừa qua, Công ty TNHH MTV Greebity Hậu Giang vừa tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy điện rác với vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Cơ chế nào cho điện rác phát triển?
khoi cong nha may dien rac gop phan bao ve moi truong
Dự kiến, cuối năm 2021 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang được triển khai đầu tư trên diện tích hơn 23 ha, được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có công suất xử lý rác thải 300 tấn/ngày, phát điện 6MW; giai đoạn 2 nâng tổng công suất xử lý rác thải lên 600 tấn/ngày, phát điện 12MW.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên đã yêu cầu các Sở, ngành và địa phương làm tốt chức năng quản lý, hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình với mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả để người dân nhanh chóng hưởng lợi từ dự án.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu chủ đầu tư phải bố trí nhân lực hợp lý, có năng lực kỹ thuật cao, có đủ trang thiết bị tổ chức thi công; đồng thời, phải tập trung mọi nguồn lực để triển khai xây dựng dự án, đảm bảo tiến độ đến cuối năm 2021 đưa nhà máy vào hoạt động.

Chủ đầu tư phải lưu ý trong việc lựa chọn thiết bị của nhà máy bảo đảm công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, khắc phục khó khăn, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công để triển khai công trình theo đúng tiến độ vào bảo đảm chất lượng, an toàn lao động…

Dự án nhà máy điện rác sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động sẽ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông ngiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhà máy cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sáng – xanh- sạch đẹp, phát điện lên lưới điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

K. Linh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động