Môi trường tại Trung Quốc được cải thiện từ năm 1995

16/09/2019 16:30 Tác động môi trường
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Science Advances, sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ cùng kinh tế, tình hình ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc phần nào được kiểm soát.
Ngành Hàng không "sưởi ấm" Trái Đất như thế nào? Giảm ô nhiễm không khí giúp tăng sản lượng quang điện Sự thay đổi về chính sách môi trường của Trung Quốc tạo cơ hội tăng trưởng thị trường công nghệ môi trường

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia đến từ 5 đất nước khác nhau, trong đó có Giáo sư Khí tượng học Deliang Chen đến từ Đại học Gothenburg, chuyên gia của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc.

moi truong tai trung quoc duoc cai thien tu nam 1995
Môi trường ở Trung Quốc đã được cải thiện từ năm 1995 .Ảnh minh hoạ: Hung Chinh Chih/Shutterstock.com.

Ông Chen cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nhận thức và đầu tư cho môi trường ở Trung Quốc đã mang lại kết quả tốt trong những thập kỷ qua".

Kể từ cuối những năm 1970, tại Trung Quốc, nền kinh tế và ô nhiễm môi trường đã luôn phát triển song song với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Chen và đồng sự, từ năm 1995, mối quan hệ của "đôi bạn cùng tiến" này đã suy yếu.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu thống kê dựa trên 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, bao gồm tăng trưởng kinh tế, điều kiện môi trường, sự khác biệt giữa các khu vực, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng xã hội, những tác động trên đất liền đến đại dương, bình đẳng trong giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, mức sống… ở Trung Quốc trong giai đoạn 1977 - 2017. Các dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính khách quan.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong 40 năm, Trung Quốc đã cải thiện được 12 trong số 17 SDGs. Tình hình môi trường tại quốc gia này cũng có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên lượng khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng.

Theo giáo sư Chen, việc cùng lúc đảm bảo kinh tế và môi trường ở trạng thái tốt là rất khó. Do vậy, tiến bộ này ở Trung Quốc chính là niềm hi vọng mới trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Nhóm chuyên gia hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức chung về tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là giảm lượng khí thải nhà kính.

Diệu Anh
Theo Science Daily
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động