Mỹ đưa ra dự luật giảm rác thải nhựa

19/09/2019 14:14 Tác động môi trường
Quốc hội và Thượng viện Mỹ vừa đưa ra hai dự luật có cùng nội dung, theo đó, trong vòng 10 năm tới lượng nhựa trên toàn California sẽ giảm 75%, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận của các nhà lập pháp.
Chống rác thải nhựa - Làm cho thế giới sạch hơn "Thời kỳ Đồ Nhựa" đang đến gần?! Khó thay thế đồ nhựa dùng một lần?

Nếu được thông qua, các nhà sản xuất, phân phối bao bì sẽ phải đảm bảo rằng cho đến năm 2030, tất cả sản phẩm nhựa của họ có thể tiêu huỷ hoặc tái chế hoàn toàn. Đơn vị nào không tuân thủ có thể bị phạt tới 50.000 USD/ngày.

my dua ra du luat giam rac thai nhua
Hàng triệu tấn rác thải nhựa của Mỹ đang trôi nổi trên đại dương. Ảnh: Paulo Oliveira/Alamy.

Các nhóm hoạt động vì môi trường tin rằng, nếu được phê duyệt chính thức, điều luật mới sẽ buộc các công ty lớn ngưng lạm dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng về môi trường hiện nay.

Ông Geoff Shester - Thành viên nhóm bảo vệ môi trường Oceana chia sẻ: "Các loại bao bì nhựa được sử dụng rộng rãi vì sự tiện lợi nhưng cũng gây tai hại. Chúng ta không thể đổ hết trách nhiệm cho người tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề rác thải, ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhựa cũng cần phải thay đổi".

Tuy nhiên, các nhà lập pháp sẽ phải đối mặt với những phản đối nhất định từ doanh nghiệp và các nhà sản xuất hàng tiêu dụng. Vì trước đó, nhiều nhà sản xuất lớn, bao gồm cả Nestle, Pepsi, Unilever… vốn đã cam kết giảm chất thải nhựa. Họ cho rằng việc chấp nhận thêm một điều luật là dư thừa và sẽ khiến chuỗi cung ứng phải thay đổi. Nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa đã đầu tư đáng kể vào nỗ lực vận động hành lang chống lại các điều luật có thể gây bất lợi cho họ.

my dua ra du luat giam rac thai nhua
Các trung tâm tái chế trên khắp Hoa Kỳ đang gặp khó khăn. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Bà Julia Stein - Luật sư giám sát của Văn phòng Luật Môi trường thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) cho biết: "Nếu được chính thức ban hành, điều luật mới này sẽ mang lại khá nhiều thách thức, cần nhận được sự đồng thuận và phối hợp nhịp nhàng từ chính quyền địa phương, các cơ sở tái chế, nhà sản xuất và thiết kế các sản phẩm nhựa, bao bì… Nhưng sẽ là một bước tiến lớn nếu như thực hiện được".

Hiện tại, chưa đến 10% lượng nhựa thải ở Mỹ được tái chế mỗi năm. Chúng đa phần được vứt ra các bãi rác; một phần trong đó được thiêu huỷ, phần còn lại lên tới hàng triệu tấn trôi nổi trong đại dương. Các trung tâm tái chế trên khắp Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn. Mới đây, giá phế liệu sụt giảm đã khiến trung tâm tái chế lớn nhất California phải đóng cửa, 750 nhân viên mất việc.

Một dư luật khác cũng đang được xem xét ở California nhằm mục đích tăng nhu cầu về nhựa tái chế và thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế đang gặp khó khăn, bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất nước uống tăng lượng chất tái chế trong chai nhựa trong thập kỷ tới.

Diệu Anh
Theo The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động