Năng lượng tái tạo từ khí thải: Vũ khí mạnh chống biến đổi khí hậu

25/10/2019 14:03 Tác động môi trường
Năng lượng tái tạo từ khí thải của phân chuồng, rác, nước thải... không chỉ giúp giảm lượng khí nhà kính thoát ra khí quyển mà còn góp phần tăng thu nhập cho nông dân và các cơ sở xử lý chất thải. 
7 sáng kiến đặc sắc về năng lượng sạch của Đông Nam Á Anh Quốc đạt thành tựu mới về quang điện mặt trời Phát triển, sử dụng Hydrogen trên thế giới và Việt Nam

Anh Joey Airoso – chủ một trang trại gia súc ở Mỹ luôn tự hào về đàn bò của mình khi chúng không chỉ tạo ra nguồn cung bơ sữa lớn cho các doanh nghiệp quốc gia, mà còn góp phần cung cấp năng lượng cho các đội xe tải, nhà máy và hộ gia đình trên khắp tiểu bang California.

nang luong tai tao tu khi thai vu khi manh chong bien doi khi hau
Chất thải chảy từ chuồng bò vào một hồ chứa lớn để lấy khí metan. Ảnh: Reuters.

Tại đây, phân chuồng được tập trung vào một hồ lớn. Khí metan toả ra sẽ được thu giữ và dẫn vào các trạm để trở thành nhiên liệu. Đứng giữa trang trại rộng gần 607 ha, anh Airoso hào hứng chia sẻ: “Bạn sẽ thấy thật khó tin khi nghĩ về điều đó”.

nang luong tai tao tu khi thai vu khi manh chong bien doi khi hau
Anh Joey Airoso đứng trên mái của một hồ chứa chất thải trong trang trại của mình. Ảnh: Reuters.

Hiện nay, thị trường khí tự nhiên tái tạo (biomethane) đang khá phát triển ở Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ngày càng cam go. Người nông dân tham gia vào thị trường này như “một mũi tên trúng hai đích”, vừa xử lý được khí nhà kính, đóng góp tích cực cho môi trường, vừa có cơ hội tăng thêm thu nhập.

Những nguồn thải như phân, rác, nước thải đều có thể tạo ra biomethane, tương tự như loại khí được khai thác từ lòng đất. Quy trình tái tạo này góp phần ngăn khí thải metan (khí nhà kính mạnh hơn carbon) thoát ra ngoài khí quyển.

Bà Emily O’Connell – Giám đốc chính sách của Hiệp hội Gas Hoa Kỳ cho biết: “Tuy chưa nhiều người biết đến cách làm này, nhưng một khi được giải thích thì ai cũng sẽ đồng tình”.

nang luong tai tao tu khi thai vu khi manh chong bien doi khi hau
Hệ thống ống dẫn khí metan từ hồ chứa chất thải vào các nhà máy năng lượng. Ảnh: Reuters.

Hiệp hội Gas Hoa Kỳ cho biết, trên toàn quốc hiện mới chỉ có khoảng hơn 10 điểm phát triển sản xuất khí đốt tự nhiên tái tạo thông qua hợp tác với nông dân, nhà máy xử lý nước thải và các bãi rác; trong đó có 9 cơ sở đề xuất phí bảo hiểm cho các khách hàng sử dụng khí này làm nhiên liệu.

Giá cả đang là rào cản lớn của loại nhiên liệu này. Biomethane hiện đắt gấp 4-7 lần so với khí hoá thạch. Những người đi đầu trong lĩnh vực hy vọng nhược điểm này sẽ được khắc phục khi nó trở nên phổ biến hơn trên thị trường.

nang luong tai tao tu khi thai vu khi manh chong bien doi khi hau
Hệ thống ống dẫn khí metan từ hồ chứa chất thải vào các nhà máy năng lượng. Ảnh: Reuters.

California’s SoCalGas – nhà phân phối khí tự nhiên lớn nhất toàn quốc, hiện là lá cờ đầu trong ngành công nghiệp nhiên liệu thay thế, cam kết sẽ tạo ra 20% khí đốt tự nhiên tái tạo vào năm 2030.

Bà Sharon Tomkins - Phó Chủ tịch chiến lược SoCalGas khẳng định, tiềm năng biomethane của California đủ để tạo ra bước tiến đáng kể trong việc giảm lượng khí phát thải từ nông nghiệp lẫn công nghiệp năng lượng.

Bên cạnh đó, các công ty năng lượng lớn khác như Vermont Gas, CenterPoint Energy, Southwest Gas, DTE Energy, NW Natural đều đang kỳ vọng sẽ mở rộng được thị phần cho khí đốt tự nhiên tái tạo trong tương lai gần. Hiện nay, các nhà cung cấp năng lượng lớn đã bắt đầu đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, vận tải để tăng lượng biomethane tiêu thụ.

Chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng xanh đang là xu hướng của toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng khí thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường. Đây cũng là lĩnh vực nhận đầu tư mạnh và được chính phủ các nước “bật đèn xanh” để thực hiện.

Diệu Anh
Theo Reuters
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động