Ô nhiễm báo động: Tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ ở Bắc Cực
Chính phủ Anh được khuyến nghị điều chỉnh thuế để đối phó với ô nhiễm môi trường Nghịch lý tại Ấn Độ: Sông thiêng sống chung với rác thải Ô nhiễm biển do rác thải nhựa tại Indonesia |
Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Melanie Bergmann thuộc Viện nghiên cứu Biển và Cực Trái đất Alfred Wegener (Đức) cho thấy, nồng độ các hạt nhựa siêu nhỏ (microplastics) trong tuyết ở Bắc Cực rất cao; trung bình một lít băng trôi trên đại dương giữa Greenland và Svalbard (Bắc Cực) chứa 1.760 hạt microplastic, con số này tại vùng biển phía châu Âu là 24.600 hạt/lít băng, ở một số vùng đông dân hơn của Bắc Cực là 12.000 hạt/lít băng. Chưa kể tới lượng hạt có kích thước nhỏ hơn 11 micron, không thể phát hiện bằng máy. Trước kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học tỏ ra rất quan ngại khi ngay cả nơi có hệ sinh thái nguyên sơ như Bắc Cực cũng đã bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học đang lấy mẫu tuyết ở Bắc Cực. Ảnh: Science Advances. |
Đội nghiên cứu đã lấy 22 mẫu băng, tuyết từ Svalbard (cực Bắc của Na Uy), Greenland (quốc đảo thuộc Bắc Cực), các hòn đảo ở phía Bắc Bắc Cực, khu vực núi An-pơ của Đức và Thuỵ Sĩ, thành phố Bremen (Đức).
Các hạt này đến từ rác nhựa bị phân rã sau khi thải ra môi trường. Chúng có thể mang theo rất nhiều hoá chất và vi khuẩn gây hại. Theo các nhà khoa học, hạt microplastic với kích thước siêu nhỏ có thể dễ dàng theo gió, bay trong không khí, trôi theo dòng biển và phát tán ô nhiễm với quy mô toàn cầu.
Như vậy, nếu ngay cả những nơi xa xôi như Bắc Cực cũng xuất hiện hạt nhựa thì tình hình ô nhiễm nhựa và không khí hiện rất đáng báo động. Những hạt này đã được tìm thấy ở khắp mọi nơi: không khí, đường, muối, nước đóng chai, nước máy, hải sản, bia rượu,… cho đến sông, hồ, đại dương sâu nhất thế giới, các dãy núi cao như An-pơ,…
Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 6 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường của Anh đã cho thấy, mỗi năm một người trưởng thành nuốt ít nhất 50.000 hạt microplastic qua ăn, uống, chưa kể tới lượng hạt hít phải trong không khí. Đáng chú ý, các hạt này từng được tìm thấy trong mô phổi của người bị ung thư.
Với các dữ liệu đã phân tích, bà Bergmann khẩn cấp kêu gọi các nhà khoa học vào cuộc để tìm ra tác hại thật sự của các hạt nhựa siêu nhỏ với sức khoẻ con người. Bà cho biết, nếu đạt kích thước nano, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập qua màng tế bào, di chuyển đến các cơ quan nội tạng. “Tôi nghĩ rằng microplastic nên được đưa thành một hạng mục trong các chương trình giám sát ô nhiễm không khí”, Tiến sĩ Bergmann nói thêm.
Nhà khoa học Steve Allen của Viện nghiên cứu EcoLab (Pháp) cho biết: “Kết quả nghiên cứu của bà Bergmann là rất quan trọng. Nó góp phần củng cố các lập luận về tình hình khẩn cấp của ô nhiễm nhựa, thúc đẩy chính phủ các nước phải hành động”.
Hồi tháng 4, ông Allen cũng đã tìm ra một lượng lớn hạt nhựa trong không khí ở Pyrenees (vùng núi phía Tây Nam châu Âu). Ngoài ra, các hạt microplastic cũng được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu tại Paris (Pháp), Đông Quan (Trung Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), dãy núi Rocky (Bắc Mỹ),...
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.