Ô nhiễm tại các thành phố ở mức báo động đỏ

01/11/2019 13:23 Tác động môi trường
Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) khi đề cập tới vấn đề môi trường trong phiên thảo luận gần đây tại hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương 2020.
Công bố kết quả thí nghiệm "hồi sinh" sông Tô Lịch bằng công nghệ NhậtHội nghị Quảng bá Công nghệ, thiết bị, dịch vụ môi trường ngành Công nghiệp môi trường Việt NamASEAN tiếp tục nỗ lực chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
o nhiem tai cac thanh pho o muc bao dong do
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu tranh luận tại Quốc hội. (Ảnh: Gia Hân)

Theo đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, tình hình ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đã đến mức báo động đỏ. Nguồn khí thải không chỉ có từ phương tiện giao thông đường bộ, mà chiếm 75% là từ nguồn khác.

Theo đại biểu, vừa qua vấn đề nước sạch đã tạo ra hình ảnh rất đặc biệt ở thủ đô Hà Nội như thời bao cấp, khi người dân xếp hàng hứng nước. Sự việc này cho thấy sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý nguồn nước, tạo ra nhiều khe hở để những kẻ luồn lách thu lợi trên sức khỏe người dân. Do đó, cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đã ký với công ty cấp nước cổ phần hóa nhằm bảo đảm cấp nước sạch trên phạm vi cả nước.

Đại biểu cũng đề nghị, cần có sự can thiệp chính sách, sự phối hợp của nhiều ban, ngành địa phương mới có khả năng khắc phục vấn đề này. "Không thể cải tạo không khí bằng các biện pháp đơn lẻ hay xử phạt vi phạm mà cần sự vào cuộc thực sự của cơ quan chức năng. Chúng ta có Quỹ bảo vệ môi trường nhưng hoạt động của Quỹ này vẫn là dấu hỏi lớn cho cử tri. Liệu chúng ta có thể đưa tiêu chí rất cụ thể cải thiện chất lượng môi trường năm sau không xấu hơn năm trước" - đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho biết.

Đề cập vấn đề môi trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhấn mạnh, nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường như vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông, vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà... cho thấy chính quyền nhiều nơi, trong đó có chính quyền đô thị còn lúng túng, chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm với dân.

Từ thực tế đó, đại biểu đặt câu hỏi: Vì sao nhiều vùng ô nhiễm không có biện pháp kiểm tra giám sát để kịp thời xử lý vi phạm và khi xảy ra vụ sự cố không kịp thời thông báo cho người dân để có biện pháp bảo vệ sức khoẻ, tính mạng?

Đại biểu cho rằng, việc bảo đảm quyền lợi, sức khỏe, tính mạng người dân là vấn đề quan trọng. Bởi vậy, Chính phủ trong thời gian tới cần có biện pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tập thể, cá nhân có trách nhiệm để làm thay đổi thực trạng này.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động