Phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, gắn với phát triển công nghệ môi trường

25/12/2020 14:10 Tăng trưởng xanh
Công nghệ môi trường là nền tảng để phát triển, cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng tài nguyên hiệu quả, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Do đó, việc phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, gắn với phát triển công nghệ môi trường là những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà rất nhiều quốc gia đang khuyến khích, hỗ trợ phát triển.
Long An: Khu công nghệ môi trường xanh xử lý hơn 30.000 tấn chất thải/ngày
phat trien cac mo hinh kinh doanh ben vung gan voi phat trien cong nghe moi truong
Từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các mô hình kinh doanh bền vững.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Chính phủ về phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng trong việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu các sức ép của thị trường, khách hàng, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) triển khai sáng kiến “Chỉ số khí hậu doanh nghiệp – CBI” để thí điểm các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp có mô hình, sản phẩm thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Tính đến tháng 10/2020, đã có 205 doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình CBI, bao gồm một số công ty toàn cầu, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp lớn trong nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thông qua CBI, hệ thống dữ liệu, báo cáo và đánh giá doanh nghiệp về nhận thức, hành động chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường tại Việt Nam đã từng bước được phát triển. Chương trình CBI sẽ triển khai các hoạt động để ghi nhận và khuyến khích các doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Các hỗ trợ như tập huấn, tư vấn, kết nối nhà đầu tư, tìm kiếm các nguồn tài chính, và một số hỗ trợ khác theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Qua phân tích kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn triển khai các mô hình kinh doanh bền vững ở Việt Nam, Đề án kiến nghị các doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ từ Chương trình, bao gồm: Doanh nghiệp có dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường; Doanh nghiệp có dự án áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm Doanh nghiệp có dự án phát triển, ứng dụng công nghệ, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu của Chương trình nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về phát triển bền vững, bao trùm, bảo vệ môi trường. Mục tiêu đến năm 2030, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các mô hình kinh doanh bền vững, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Đến năm 2025, hỗ trợ được 15.000 doanh nghiệp phát triển, ứng dụng, chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hướng tới phát triển bền vững, bao trùm, thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chương trình triển khai trong giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp khu vực tư nhân trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, bao gồm: Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm; Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, dự án phát triển, ứng dụng công nghệ, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững, gồm các tổ chức nhà nước và tư nhân có giải pháp, công cụ, kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

Chương trình có 4 nhóm hoạt động chính là truyền thông, nâng cao nhận thức; xây dựng dữ liệu, chia sẻ thông tin; các hoạt động hỗ trợ; hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động