Quản lý chất thải nguy hại: Tăng cường thanh, kiểm tra để hạn chế vi phạm

22/08/2019 10:39 Quản lý nguồn thải
Mới đây, việc phát hiện hàng chục thùng phuy nghi có chứa chất thải nguy hại (CTNH) được đổ trộm ở Đại lộ Thăng Long khiến dư luận dậy sóng. Giải pháp nào cho vấn đề quản lý, xử lý CTNH của Hà Nội để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thực sự không đơn giản.
Hà Nội xây dựng lộ trình xử lý chất thải y tế nguy hại đến năm 2020Quan trắc môi trường: khu chôn lấp bãi rác và xử lý chất thải nguy hạiXử lý và tái chế rác thải công nghiệp nguy hại
quan ly chat thai nguy hai tang cuong thanh kiem tra de han che vi pham
Bùn đất bị rơi vãi, đổ trộm ra Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Công Trình

Còn nhiều bất cập

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn thành phố năm 2015 là 67.853,5 tấn; năm 2016 là 65.342 tấn; năm 2017 là 78.219,5 tấn; năm 2018 khoảng 58.692 tấn. Tuy nhiên, đây chưa phải con số sát thực tế, bởi vẫn còn các khối văn phòng hành chính, cá nhân, hộ gia đình và cơ sở sản xuất nhỏ có lượng phát sinh <600kg>

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, hầu hết các chủ nguồn thải có lượng CTNH phát sinh >600kg/năm trên địa bàn thành phố đều đã đăng ký và được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Lượng CTNH phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép trên địa bàn Hà Nội hoặc tại các địa phương lân cận để xử lý. Một phần nhỏ lượng chất thải nguy hại phát sinh được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở) đã được cấp phép tự xử lý.

"Đối với các cơ sở không thuộc diện bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, dẫn đến nhận thức và hoạt động quản lý CTNH trên địa bàn còn nhiều bất cập, như: không phân loại CTNH, để lẫn CTNH với chất thải thông thường, kho lưu giữ CTNH không đúng quy định, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị không có giấy phép của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp. Ở một số nơi, còn xảy ra tình trạng CTNH chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát sinh CTNH đến nơi xử lý cuối cùng, không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; hoặc tái chế tự phát như tái chế nhựa, chưng cất dầu thải... hoặc được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt" - ông Mai Trọng Thái cho biết.

Cần triển khai những giải pháp

Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ thu gom xử lý CTNH trên địa bàn TP Hà Nội năm 2015 là 75%, năm 2016, 2017, 2018 tỷ lệ CTNH được thu gom và xử lý đã đạt 99%, 1% CTNH chưa được xử lý hiện đang được các cơ sở lưu giữ tạm thời tại cơ sở do khối lượng phát sinh ít hoặc chưa tìm được đơn vị thu gom, xử lý CTNH thích hợp.

Tuy nhiên, theo ông Mai Trọng Thái, việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải với các cơ sở xử lý CTNH có chức năng, đã được cấp phép gặp khó khăn, giá thành vận chuyển và xử lý thường cao hơn dẫn tới chi phí thực hiện công tác quản lý chất thải rất lớn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định.

Ông Mai Trọng Thái cũng cho biết, Sở TN&MT đã được UBND TP Hà Nội giao xây dựng và triển khai Đề án Xử lý chất thải y tế nguy hại TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Đề án án Thu gom, xử lý chất thải nguy hại TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể đảm bảo đạt các chỉ tiêu về xử lý chất thải nguy hại đã đề ra.

Theo đó, ngoài việc đề xuất xây dựng và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách; hoàn thiện việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội; đề xuất thực hiện thí điểm mô hình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH cho đối tượng phát sinh <600 kg>

Sở TN&MT cũng đã đề nghị việc tăng cường việc thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị xử lý CTNH và các đơn vị có hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ có phát sinh CTNH trên địa bàn TP. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trong vấn đề quản lý CTNH.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc xây dựng các cơ sở, khu xử lý CTNH trên địa bàn TP, đặc biệt là kêu gọi, thu hút đầu tư từ các đơn vị nước ngoài có công nghệ xử lý tiên tiến, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp; kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý CTNH trên địa bàn Thủ đô, đảm bảo xử lý triệt để CTNH.

Theo KTĐT
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động