Sơn La ban hành Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

29/10/2023 08:06 Quản lý nguồn thải
Trước những yêu cầu mới trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường…Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La
Sơn La ban hành Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Đoàn thanh niên Công an tỉnh Sơn La tổ chức Chương trình tuyên truyền về tác hại của “Chất thải rắn sinh hoạt”, thực hiện mô hình điểm “Chung tay bảo vệ môi trường” và chuyển trao thùng đựng rác thải cho các chi đoàn cơ sở (Ảnh -C.A Sơn La)

Đối tượng áp dụng là Hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn tỉnh Sơn La (bao gồm cả người nước ngoài); các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (kể cả tổ chức nước ngoài) trên địa bàn tỉnh Sơn La có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân; Các cơ sở tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Theo các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ môi trường; Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt; Hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải có trách nhiệm và nghĩa vụ phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý và chi trả giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan; Ưu tiên đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đại, thân thiện với môi trường, có thu hồi năng lượng và thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;…

Trong Quyết định, UBND tỉnh ban hành các nội dung cụ thể về phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải được phân loại thành các nhóm như chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác…

Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt: Hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại các Điều, khoản của Luật Bảo vệ môi trường.

Đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau; Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; Có thể tiếp nhận và xử lý sơ bộ (tháo dỡ, giảm thể tích…) các loại chất thải rắn cồng kềnh…

Cùng với đó là quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải.

Cũng tại Quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan. Trong đó, có trách nhiệm và quyền hạn của: Hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải; của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải; của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; của các Sở, ban, ngành; của UBND các huyện, thành phố và của UBND cấp xã.

Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã phân loại trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và các quy định hiện hành; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định kỹ thuật đối với bao bì lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;…

Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư, chủ đầu tư về trình tự xây dựng các khu xử lý, trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt khi có yêu cầu; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và pháp luật có liên quan;…

Đối với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành khác và Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh dựa trên chức năng nhiệm vụ được giao của mình thực hiện chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chủ trì thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định và hướng dẫn UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc thực hiện…

Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) theo phân cấp hiện hành hoặc huy động từ các nguồn xã hội hóa, nguồn vốn ODA, các nguồn vốn hợp pháp khác (từ các chương trình, dự án, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, …).

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2023.

Trần Quang Chiến
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động