Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững

24/03/2023 07:00 Tăng trưởng xanh
Chiều 23/3, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững”. Diễn đàn nhằm góp phần phản ánh bức tranh về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng, việc tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững xuất phát từ câu chuyện khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều, trong bối cảnh hậu Covid-19 và biến động chung của thế giới diễn ra.

Theo Chủ tịch VCCI, bối cảnh mới đã tạo ra những thách thức rất lớn với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp và với cả cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sức mạnh kinh tế quốc gia, gắn liền với nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Từ các tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng quan ngại. Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm rõ rệt. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm giảm nhu cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch VCCI, bối cảnh mới đã tạo ra những thách thức rất lớn với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp và với cả cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sức mạnh kinh tế quốc gia, gắn liền với nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Từ các tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng quan ngại. Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm rõ rệt. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm giảm nhu cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong vòng chưa đầy 25 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển, văn minh, hiện đại. Khi ấy cộng đồng doanh nghiệp cũng phải văn minh hiện đại. Lúc này doanh nghiệp phát triển không phải chỉ để kiếm lợi nhuận mang về cho bản thân, mà cần phải phát triển bền vững, quan tâm đến các yếu tố xã hội, môi trường, quản trị doanh nghiệp, quan tâm đến đạo đức, văn hóa kinh doanh”, ông Công chỉ rõ.

"Mục tiêu đến 2025 chúng ta có 1,5 triệu doanh nghiệp thực sự quá thách thức. Hiện đã sắp hết quý 1/2023 nhưng đồ thị số lượng doanh nghiệp lại đi xuống, chưa chạm đến con số 1 triệu. Chỉ còn năm 2024, 2025 thì mỗi năm chúng ta cần bao nhiêu doanh nghiệp để đạt con số 1,5 triệu vào 2025? Đây là bài toán vô cùng khó cho các nhà quản lý, cho chính phủ và chính quyền các cấp", theo ông Công.

Định vị không chỉ là bài toán cho chính doanh nghiệp mà cho cả các cơ quan nghiên cứu, quản lý. Việt Nam cần xác định các thách thức, cơ hội để bàn các giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, để những thành tựu đạt được trong hơn 35 năm đổi mới tiếp tục được phát huy, trở thành quốc gia phát triển nhanh, xanh, bền vững.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, nền kinh tế đã cho thấy những tín hiệu hết sức khó khăn ngay từ quý IV/2022, khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhiều ngành hàng suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều công ty bắt đầu sa thải lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh mới, với sự rung lắc của rất nhiều thị trường toàn cầu, thách thức đặt ra từ Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu... khiến cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng suy giảm. Năm 2022, dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng nhưng vốn đăng ký giảm. Điều này cho thấy thách thức đã chuyển từ trạng thái nguy cơ sang hiện hữu.

Ông Đậu Anh Tuấn chỉ rõ, hiện nay những cải cách hỗ trợ chưa thực sự mạnh dạn, rất nhiều quy định vẫn dựa vào định tính, trao quyền cho công chức thực thi, chưa có cách thức quản lý, chỉ tập trung ở một khu vực có vi phạm.

"Thực tế, doanh nghiệp càng kinh doanh nhiều, càng 'ăn nên làm ra' thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, càng đón nhận nhiều thanh, kiểm tra. Điều đó không tạo ra động lực. Trong khi, theo quy luật kinh tế, doanh nghiệp nào càng lớn thì nhân lực càng chuyên nghiệp, chi phí thủ tục hành chính phải càng thấp", ông Tuấn nói.

Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế tư nhân trong nước, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh một số giải pháp:

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính mọi ngành, mọi cấp. Giải pháp này sẽ hỗ trợ được rất nhiều doanh nghiệp giảm chi phí, công bằng và hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững hơn.

Thứ hai, áp dụng công nghệ thông tin một cách thực chất.

Thứ ba, cần phải tăng tính ổn định, dự đoán của chính sách pháp luật.

Thứ tư, cần phải phát huy vai trò của thị trường trong đó có một số ngành như thị trường xăng dầu.

Cuối cùng, xây dựng giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ một cách hợp lý, hợp pháp nhưng thị trường trong nước cũng cần chính sách khôn ngoan.

Theo các số liệu thống kê, từ các tháng cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm rõ rệt. Trong 2 tháng đầu năm 2023 có tới 51.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong khi chỉ có 37.900 doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay lại thị trường, tức là giảm trên 13 nghìn doanh nghiệp chỉ trong 2 tháng.

P.V

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động