Thái Nguyên: Tiếp tục phát huy phong trào chống rác thải nhựa
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết phong trào chống rác thải nhựa của Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên |
Hội viên, các cấp hội tích cực vào cuộc
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phòng chống rác thải nhựa đối với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã vận dụng sáng tạo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam vào điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào. Công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa được triển khai sâu rộng, góp phần thay đổi hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân, dần tạo thành những thói quen tốt trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được triển khai tại cơ sở đã thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia như mô hình: Chi hội phụ nữ tự quản thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”, mô hình: “ngôi nhà xanh”, “Thu gom rác thải nhựa, bán phế liệu lấy tiền giúp phụ nữ, trẻ em nghèo”, “Phụ nữ đi chợ bằng làn”; “Túi rác tiết kiệm”, “thùng rác văn minh”, “dòng sông không rác”; “Gạch sinh thái từ rác thải nhựa”, “ Phụ nữ nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần”...Trong 5 năm các cấp Hội đã xây dựng được trên 2.700 mô hình CLB, chi hội/ tổ phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa, hoạt động của các mô hình đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đảm bảo an sinh xã hội và công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương, đơn vị.
Một người dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ đã chia sẻ: Từ năm 2019, chúng tôi đã được UBND xã và Hội Phụ nữ triển khai phong trào chống rác thải nhựa. Thông qua các hội nghị, tôi đã nhận thức được tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông đối với môi trường, Để hưởng ứng phong trào và giảm thiểu dùng túi ni lông hay các vật dụng bằng nhựa trong gia đình, tôi đã sử dụng những vật dụng khác như làn cói, rổ rá…bằng mây tre đan để đựng đồ khi đi chợ mua sắm; đồng thời thực hiện phân loại rác thải nhựa, túi ni lông, thu gom tập trung đến nơi xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.
Vài năm nay, chị Nguyễn Thị Hạnh, xóm Tân Lập, thị trấn Đu (Phú Lương, Thái Nguyên) đã có thói quen sử dụng làn để đi chợ mua thức ăn thay vì dùng những túi ni lông như trước. Trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình chị cũng thường xuyên phân loại rác thải tại nhà, hạn chế dùng túi ni lông nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa.
Chị Hạnh cho biết: Được tham gia nhiều buổi truyền thông về chống rác thải nhựa của các cấp hội, tôi đã hiểu và tích cực thực hiện mô hình “Đi chợ bằng làn”, nhằm cắt giảm tối đa sử dụng sản phẩm nhựa từ túi ni lông. Cùng với đó, các thành viên trong gia đình tôi cũng thực hiện thuần thục việc phân loại rác thải để hạn chế xả rác thải nhựa ra môi trường.
Như một số địa phương khác trong tỉnh, Hội Phụ nữ huyện Đại Từ đã triển khai Mô hình “Phân loại rác thải, thu gom phế liệu gây quỹ hội, góp phần chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường” từ khá sớm. Tại chi hội phụ nữ tổ dân phố Trung Hoà được Hội Phụ nữ huyện và Hội Phụ nữ thị trấn Hùng Sơn hỗ trợ thành lập và ra mắt từ tháng 7/2021. Ban đầu mới thành lập, mô hình có 30 chị tham gia, Ban chủ nhiệm mô hình có 5 chị với nội dung hoạt động: Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, các thành viên mô hình sẽ thực hiện tổng vệ sinh, thu gom phế liệu mang đến tập kết tại nhà văn hóa tổ dân phố để phân loại, bán lấy kinh phí xây dựng quỹ Hội. Sau hơn 01 năm hoạt động, số thành viên của mô hình tăng lên 70 chị tham gia, tổng số quỹ mô hình thu được từ thu gom, bán phế liệu là gần 16 triệu đồng. Từ nguồn quỹ xây dựng được, Ban Chủ nhiệm đã sử dụng tặng 09 suất quà cho 09 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân dịp tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, tặng 16 suất quà hỗ trợ cho 16 hộ gia đình hội viên bị nhiễm Covid-19, khi ấy phải điều trị, cách ly tại nhà. Đến nay, mô hình đã đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với hội viên và nhân dân, vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa thực hành tiết kiệm, có thêm nguồn kinh phí hoạt động cho chi hội, vừa góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, thu hút, tập hợp hội viên tham gia sinh hoạt hội, được cấp uỷ ghi nhận và được hội viên tin tưởng, ủng hộ.
Chương trình đổi rác thải nhựa lấy hoa |
Tiếp tục phát huy, kết hợp các phong trào nhằm giảm chất thải nhựa
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào phòng chống rác thải nhựa, giai đoạn 2018 – 2023 vào ngày 31/8/2023 của Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên: Lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh đã nhấn mạnh: Phát huy những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện phong trào phòng, chống rác thải nhựa, thời gian tới các cấp Hội sẽ tiếp tục duy trì, nhân rộng và lan toả sâu rộng những cách làm hay, những mô hình hoạt động hiệu quả, phát động và triển rộng khắp Chương trình “Phụ nữ sống xanh” trong các cấp Hội và hội viên phụ nữ toàn tỉnh; tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện tốt việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay các sản phẩm làm từ nhựa...
Để công tác bảo vệ môi trường thật sự bền vững, có lẽ việc đẩy mạnh các phong trào như Phòng trào chống rác thải nhựa của Hội LHPN Thái Nguyên hoặc vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cần được lan tỏa mạnh mẽ; những việc đó không chỉ dừng ở hội viên của các hội, các cấp hội mà cần được triển khai rộng tới công đồng dân cư và các nhà trường.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.