Thỏa ước lao động tập thể khâu đột phá của Công đoàn Công Thương Việt Nam

06/11/2023 00:00 Tăng trưởng xanh
Nhằm đổi mới linh hoạt phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, các cấp Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCTVN) đã nỗ lực ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được coi khâu đột phá quan trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, bảo đảm lợi ích người lao động.
Thỏa ước lao động tập thể khâu đột phá của Công đoàn Công Thương Việt Nam
Ký thoả ước lao động giúp xuất bữa cơm của người lao động được nâng lên.

Theo lãnh đạo CĐCTVN thời gian vừa qua,các cấp công đoàn ngành luôn xác định vai trò quan trọng trong tham gia quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên và người lao động. Việc tập trung xây dựng, đàm phán và ký kết thỏa ước lao động tập thể là một khâu đột phá xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, doanh nghiệp phát triển và khơi dậy tinh thần, khát vọng cống hiến của công nhân lao động toàn ngành Công Thương trong cả nước. Nhiệm vụ đó không chỉ nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, mà còn là thực hiện theo chương trình số 2494/CTr-TLĐ ngày 19/12/2018 của Tổng Liên đoàn về “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giai đoạn 2018-2023”, CĐCTVN đã ban hành Chương trình số 18/Ctr-CĐCT để cụ thể hóa, tổ chức phổ biến nội dung chương trình đến các cấp công đoàn; tham gia các nội dung chế độ liên quan đến người lao động trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do; đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể cấp ngành, nhóm doanh nghiệp; tổ chức tập huấn, đào tạo về kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể cho 1.000 lượt cán bộ công đoàn phụ trách về công tác đối thoại, thương lượng. Kết quả, đa số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể, đạt trên 90% trong đó Doanh nghiệp Nhà nước đạt 98%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 93,35%; doanh nghiệp FDI đạt 87,87%, với trên 70% các bản TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Thời gian qua, CĐCTVN đã cập nhật 406 bản TƯLĐTT (gồm 203 thỏa ước của doanh nghiệp nhà nước, 173 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vào thư viện TƯLĐTT. Có 86,27% doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động; 87,94% đơn vị có quy chế dân chủ.

Các công đoàn cơ sở của khối doanh nghiệp tích cực xây dựng kế hoạch đối thoại, thành lập tổ, ban đối thoại và tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc đạt trên 70%, trong đó các cuộc đối thoại từ phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh đạt khoảng 75%, có gần 10% là đối thoại đột xuất.

Hầu hết các đơn vị áp dụng hình thức đối thoại gián tiếp (chủ yếu là từ người lao động gửi đến người sử dụng lao động) bằng cách đặt thùng thư tại cổng đơn vị để thu thập ý kiến của người lao động.

Thỏa ước lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động cam kết thực hiện, nhằm kịp thời hạn chế tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể không đáng có xảy ra. Thỏa ước tập thể cũng tạo mặt sàn ưu đãi chung, góp phần hạn chế dịch chuyển lao động, khuyến khích lao động nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, góp phần ổn định chính sách của doanh nghiệp và thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Dương Mỹ

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động