Thực trạng phát thải tro, xỉ nhiệt điện

30/10/2018 15:53 Tăng trưởng xanh
Đến nay, nước ta có tổng cộng 23 nhà máy nhiệt điện hoạt động, trong đó có 13 nhà máy sử dụng công nghệ đốt than phun, 10 nhà máy sử dụng công nghệ đốt than tầng sôi. Tổng công suất nhiệt điện 13.110 MW. Tổng lượng tro, xỉ thực tế phát sinh năm 2016 khoảng 15.784.357 tấn/năm, trong đó tro, xỉ đốt theo công nghệ than phun PC là 10.681.896 tấn/năm chiếm khoảng 68%, công nghệ đốt than tầng sôi là 5.102.461tấn/năm chiếm khoảng 32%. Tổng lượng tro, xỉ, thạch cao hiện đang tồn tại các bãi chứa khoảng 22.705.558 tấn.

Thực tế lượng tro xỉ, thạch cao thải ra từ các nhà máy nhiệt điện lớn hơn lượng đang tồn trữ, sự chênh lệch lượng phát thải và lượng trên bãi chứa là do thực tế có nhà máy nhiệt điện đã tiêu thụ được khoảng 25% -30% hoặc tiêu thụ hết lượng tro, xỉ được thải ra hoặc có đơn vị chưa tiêu thụ được.

Tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện phát sinh năm 2016

TT Tro, xỉ nhiệt điện Tro bay, tấn Tro đáy, tấn Tổng, tấn Tỷ lệ %
1 Công nghệ PC 8.545.516 2.136.380 10.681.896 68
2 Công nghệ CFB 4.081.968 1.020.493 5.102.461 32
Tổng cả 2 loại 12.627.484 3.156.873 15.784.357 100

Tình trạng tiêu thụ tro, xỉ


Điểm thu tro, xỉ tại bãi thải Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê

Tuy nhiên cũng theo số liệu điều tra thực tế và các đơn vị báo cáo, tổng lượng tro xỉ, thạch cao đã được tiêu thụ không lớn, chỉ vào khoảng 25% - 30% so với tổng lượng được thải ra hàng năm và không phân bố đều đối với từng nhà máy. Có những nhà máy đã bán hầu hết lượng xỉ, tro bay và thạch cao thải ra, trong khi đó có những nhà máy phải thải toàn bộ tro, xỉ, thạch cao ra bãi chứa hoặc tro, xỉ, thạch cao tại bãi chứa không được các đơn vị xử lý, sử dụng thu mua. Lý giải vấn đề này có một số nguyên nhân sau:
1. Các nhà máy sử dụng công nghệ than phun sẽ tách được thạch cao ra khỏi tro bay, do đó ngoài việc tiêu thụ được tro bay thì nếu thạch cao đủ tiêu chuẩn (hàm lượng thạch cao CaSO4.2H2O lớn) sẽ dễ dàng tiêu thụ vào các mục đích khác nhau như làm phụ gia cho sản xuất xi măng, vật liệu xây không nung,…Trong khi đó đối với các nhà máy sử dụng công nghệ CFB, đá vôi được đưa vào đốt cùng với than để khử lưu huỳnh (SO2) trong khói, do đó thạch cao được tạo ra sẽ lẫn vào tro bay và không thể tách thạch cao ra khỏi tro bay, đồng thời hàm lượng SO3 và CaOtd(15% – 20%) và MKN lớn có màu đỏ, nâu dẫn đến việc sử dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn,
2. Một số nhà máy ở khu vực gần biển (Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Mông Dương 2, …) do thiếu nước ngọt đã phải dùng nước mặn hoặc nước nhiễm mặn để vận hành hệ thống bơm thải xỉ ra bãi chứa dẫn tới tro, xỉ, thạch cao bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho việc xử lý, sử dụng.
3. Thông thường tro bay tại nhà máy nhiệt điện có hàm lượng MKN <12% được tiêu thụ gần hết trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, tuy nhiên một số nhà máy thải ra tro bay có hàm lượng MKN trên dưới 5% (Nhiệt điện Vũng Áng 1) nhưng ở khu vực cách xa các đơn vị có tiềm năng sử dụng tro, xỉ, thạch cao với khối lượng lớn dẫn đến mặc dù tro bay, xỉ, thạch cao đạt tiêu chuẩn sử dụng hoặc sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng nhưng do chi phí vận chuyển cao dẫn tới giá thành cao hơn so với khoáng sản được khai thác tại chỗ.
4. Có nhà máy do chất lượng than đốt làm cho tro bay và xỉ có mầu đỏ, nâu dẫn tới việc xử lý, sử dụng khó khăn.
5. Khi tro, xỉ, thạch cao không được các đơn vị thu mua hoặc có thể xử lý tại chỗ thì tất cả đều được hòa trộn với nước và bơm ra bãi thải dẫn tới sự lẫn lộn giữa tro, xỉ, thạch cao, gây khó khăn trong quá trình xử lý tiếp theo.
Dự báo lượng tro, xỉ
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, tổng công suất nguồn nhiệt điện than là MW, sản xuất khoảng 304 tỷ kWh chiếm khoảng 53,2% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than. Như vậy nguồn than cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở nước ta trong thời gian sắp tới sẽ từ hai nguồn là than nội địa và than nhập khẩu (chủ yếu từ Indonexia, Nga và Australia). Để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và cân bằng năng lượng sơ cấp tới năm 2030, Việt Nam sẽ cần nhập khoảng 90 triệu tấn than. Dự kiến lượng tro, xỉ thải ra của các nhà máy nhiệt điện than được dự báo như sau:

Dự tính Lượng tro xỉ nhiệt điện qua các năm

TT Năm Tổng lượng tro xỉ đã phát sinh hàng năm (tấn/năm) Tổng lượng tro xỉ đã tích trữ nếu

Duy Nam
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động