“Tiếp sức” chuyển đổi xanh
Đây là khẳng định của ông Phạm Đăng An - Giám đốc VP Carbon, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group (có trụ sở ở TP. Thuận An - Bình Dương) tại hội thảo “Giải pháp xanh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên biến đổi khi hậu - cơ hội và hành động” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức.
![]() |
Giám đốc VP Carbon, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group Phạm Đăng An đưa ra giải pháp chuyển đổi xanh cho các doanh nghiệp không vốn đầu tư ban đầu bước vào kỷ nguyên biến đổi khi hậu |
Cụ thể, để hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không vốn đầu tư ban đầu, Vũ Phong Energy sẽ cung cấp giải pháp Zero Capex Solar điện mặt trời 0 đồng cho doanh nghiệp sử dụng.
Theo đó, Vũ Phong Energy Group sẽ đầu tư, phát triển hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà máy doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ thuê lại hệ thống điện mặt trời mái nhà được đầu tư bởi Vũ Phong Energy Group, toàn bộ sản lượng điện sản sinh bởi hệ thống sẽ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.
Khi hết thời gian thuê, hệ thống sẽ được chuyển giao toàn bộ cho doanh nghiệp miễn phí (0 đồng), hiệu suất hệ thống khi chuyển giao cam kết trên 80%.
“Vũ Phong hợp tác với các đối tác để cung cấp giải pháp toàn diện, bao gồm chứng chỉ năng lượng tái tạo cho doanh nghiệp” - Giám đốc VP Carbon, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group Phạm Đăng An cho biết thêm.
Cũng tại hội thảo, Giám đốc VP Carbon, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group Phạm Đăng An đưa ra khuyến khích các doanh nghiệp nên theo đuổi hai tiêu chuẩn quốc tế: Nghị định thư khí nhà kính toàn cầu (GHG Protocol) và sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) để đo lường, chứng minh yếu tố bền vững của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Đăng An, GHG Protocol và GRI là 2 tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu. Đây là công cụ minh bạch hóa các số liệu phát thải khí nhà kính.
ESG (Environmental, Social and Governance) là một khung đánh giá nhằm đo lường tính bền vững và trách nhiệm đối với môi trường, xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2024, có tới 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có chiến lược ESG rõ ràng.
Đáng lo hơn, trong đó nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” phát sinh do yêu cầu từ đối tác xuất khẩu (nhãn sinh thái, chứng nhận carbon…), các quy định pháp lý mới, như: CBAM, Luật môi trường… chứ không phải là khoản đầu tư cho phát triển bền vững.
![]() |
Các đại biểu tham gia hội thảo “Giải pháp xanh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên biến đổi khi hậu - cơ hội và hành động” |
Theo thông tin từ Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, từ 1/1/2026, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM - Carbon Border Adjustment Mechanism) của châu Âu chính thức vận hành đầy đủ. Theo đó, các doanh nghiệp không giảm phát thải phải nộp thuế carbon. Như vậy, từ khi nhập hàng, sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng, doanh nghiệp đều phải tính đến yếu tố phát thải.
Thanh Hải