TP Bank: Tiên Phong hay "xé rào"?
"Treo đầu dê, bán thịt chó"
Theo ghi nhận, TP Bank có khá nhiều địa chỉ hoạt động dạng như phòng giao dịch và chi nhánh, nhưng lại có những dấu hiệu về việc các địa chỉ này chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động. Để làm rõ những nghi vấn này, PV đã mục sở thị 2 điểm tại TP Bank Đô Thành (TP. HCM) và TP Bank Sơn Tây (Hà Nội).
Tại TP Bank Sơn Tây, trong vai một khách hàng gửi tiền, PV đã mở một sổ tiết kiệm với kỳ hạn 1 tháng. Tại đây, khi mở sổ tiết kiệm, PV chỉ thấy chữ ký của giao dịch viên và kiểm soát viên, không thấy xuất hiện chữ ký giám đốc phòng giao dịch - người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng.
TP Bank khai trương Phòng giao dịch Sơn Tây năm 2016. |
Giải đáp thắc mắc này, giao dịch viên ngân hàng cho biết Phòng giao dịch hiện chưa có giám đốc. Khi PV tỏ ý nghi ngờ về việc nếu không có chữ ký của giám đốc Phòng giao dịch, liệu sổ tiết kiệm của mình có đảm bảo an toàn hay không, thì giao dịch viên trấn an: Cứ yên tâm, không có vấn đề gì phải nghi ngại.
Theo Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 5/7/2019 quy định thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung như: (i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng. Đối chiếu với những nội dung trên sổ tiết kiệm mà PV đã mở tại TP Bank Sơn Tây, có thể khẳng định TP Bank không tuân thủ các quy định tại Thông tư 48 nêu trên. |
Điều khó hiểu hơn nữa là, PV mở sổ tiết kiệm tại Phòng giao dịch TP Bank Sơn Tây, nhưng trên sổ lại được đóng dấu Chi nhánh TP Bank Tây Hà Nội? Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2013/TT-NHNN, phòng giao dịch ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý.
Không hiểu hà cớ gì, TP Bank Sơn Tây được cho là Phòng giao dịch, nhưng lại dùng con dấu của một chi nhánh khác trên nội thành thủ đô Hà Nội?
Điều này cũng xảy ra tương tự tại TP Bank Đô Thành (TP. HCM) con dấu lại dùng của chi nhánh TP. HCM?
"Cả vú lấp miệng em"
Trước thông tin phản ánh của các cơ quan truyền thông, TP Bank đã có Văn bản số 1040/CV-TPB.BĐH phản hồi tới các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, thay vì tiếp thu, làm rõ thông tin, thì nội dung câu trả lời TP Bank khá chung chung, không đi vào trọng tâm, nhiều dấu hiệu né tránh câu hỏi của các cơ quan truyền thông theo kiểu "cả vú lấp miệng em".
2 sổ tiết kiệm của TP Bank tại 2 địa điểm Hà Nội và TP. HCM có chung điểm bất thường. |
Cụ thể, nội dung câu hỏi của một số cơ quan truyền thông và câu trả lời của TP Bank như sau:
Câu hỏi thứ nhất: TP Bank Sơn Tây đã được NHNN cấp phép là Phòng giao dịch hay chưa? Nếu đã được cấp phép, xin cung cấp và cho biết quyết định cụ thể (số văn bản, ngày, tháng ban hành)? Về vấn đề này, TP Bank trả lời rằng, TP Bank Sơn Tây là đơn vị phụ thuộc của TP Bank, được thành lập, hoạt động theo đúng các văn bản chấp thuận, giấy phép được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể nhận thấy, TP Bank đã không đi thẳng vào câu hỏi của PV, mà cố tình né tránh trong câu trả lời việc TP Bank Sơn Tây là chi nhánh? là Phòng Giao dịch? hay là một loại hình nào đó thì vẫn chưa được TP Bank làm rõ cho các cơ quan truyền thông.
Vấn đề thứ hai, TP Bank cho biết cụ thể các hoạt động nghiệp vụ diễn ra tại TP Bank Sơn Tây (gồm những hoạt động nghiệp vụ nào?). Việc này, TP Bank thông tin rằng, việc giao dịch viên, kiểm soát viên của TP Bank Sơn Tây thực hiện giao dịch và ký trên các chứng từ, sổ tiết kiệm là phù hợp với quy định nội bộ cũng như quy định của pháp luật liên quan.
Ở câu hỏi này thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi, thì TP Bank lại đi vào cụ thể cho một giao dịch còn câu hỏi của PV là những nghiệp vụ nào mà TP Bank Sơn Tây được làm thì TP Bank chưa trả lời được. Trên thực tế, 2 Sổ tiết kiệm được nêu ở trên cũng đủ minh chứng cho câu trả lời này của TP Bank.
Vấn đề thứ ba, ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều giao dịch của khách hàng không có người đại diện pháp luật (cụ thể là giám đốc) mà chỉ có giao dịch viên và kiểm soát viên, vậy việc giao dịch này có phù hợp với các quy định hiện hành hay không, đề nghị cho biết các căn cứ pháp lý cụ thể? Về vấn đề này, TP Bank trả lời, chỉ có một người đại diện theo pháp luật duy nhất, việc quản lý công việc tại phòng giao dịch sẽ do nhân sự điều hành thực hiện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của TP Bank trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật.
Đối chiếu câu trả lời này của TP Bank với Quy định về nội dung thông tin thẻ tiết kiệm tại Thông tư 48 như sau: a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau: Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ...
Như vậy, có thể nói, người đại diện về pháp luật là ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc. Bởi lẽ, khi PV hỏi giao dịch viên, giao dịch viên này khẳng định là chưa có giám đốc. Ông Nguyễn Hưng cũng là người đại diện duy nhất của TP Bank (như câu trả lời của phía ngân hàng). Đồng nghĩa với việc đó, ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TP Bank sẽ phải ký vào đóng dấu vào 2 sổ tiết kiệm ở trên là đại diện cho TP Bank Sơn tây, TP Bank Đô Thành ký và đóng dấu của TP Bank thay vì Chi nhánh Tây Hà Nội hay Chi nhánh TP. HCM?
Theo thông tin từ các cơ quan thuế, thì TP Bank Sơn Tây và TP Bank Đô Thành được báo cáo là văn phòng Đại diện của TP Bank.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Hiệp ước Basel II được ban hành vào tháng 6 năm 2004 nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. |
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.