TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát "chặt" nguồn nước sạch
Hòa Bình khẩn trương xử lý ô nhiễm nguồn nước sạch sông ĐàCần sớm có quy hoạch về vùng đệm an toàn bảo vệ nguồn nướcThủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc vụ nước sạch có mùi lạ |
Ảnh minh họa. |
Nói về quy trình giám sát nguồn nước, đại diện Sawaco cho biết, định kỳ hằng tháng, đơn vị tổ chức lấy mẫu nước thô về phân tích, vị trí lấy mẫu nước là ngược lên thượng nguồn khoảng 5km và cách hạ nguồn 1km tính từ trạm bơm nước thô. Gần hơn vị trí trạm bơm sẽ lấy mẫu hằng tuần.
Riêng sát vị trí trạm bơm sẽ có hệ thống giám sát chất lượng nước online. Các chỉ tiêu giám sát bao gồm độ đục, pH, amoni, mangan... Nếu vượt thông số cài đặt, hệ thống online sẽ phát tin cảnh báo. Và thông số từ hệ thống giám sát online cũng được kiểm tra đối chiếu với số liệu lấy mẫu trực tiếp phân tích tại phòng thí nghiệm để đảm bảo tính chính xác cao.
Ngoài giám sát chất lượng nước từ nguồn, chất lượng nước sau khi nhà máy xử lý ra (trước khi bơm vào đường ống cung cấp cho người dân) cũng được giám sát online 24/24h. Nhờ việc giám sát chất lượng nước như vậy, Sawaco từng hai lần phát hiện những sự cố về môi trường xảy ra trên sông Sài Gòn, như vụ vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN năm 2009, hay vụ tràn nước thải của một đơn vị sản xuất phân bón sau đó.
Theo số liệu của Sawaco, tổng công suất phát nước trên địa bàn TP. HCM khoảng 2,4 triệu m3/ngày đêm với khoảng 8 triệu mét đường ống các loại. Đa số nguồn nước được lấy từ hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn xử lý lại để cung cấp cho người dân. TP. HCM hiện đang giảm dần, tiến tới ngưng khai thác nước ngầm ở những nơi đã được cấp nước máy.