Triển khai kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 37
Giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH tại Thông báo, hoàn thiện dự thảo Luật; trường hợp còn có ý kiến khác nhau về các nội dung quan trọng thì Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ có báo cáo gửi UBTVQH trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội tiếp thu, giải trình theo Kết luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại phiên họp thứ 36 của UBTVQH để kịp thời báo cáo xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề lớn khác với chủ trương của Chính phủ; trong đó cần lưu ý đối với các nội dung đã thể hiện trong dự thảo Báo cáo của UBTVQH trình Quốc hội và các ý kiến UBTVQH phát biểu tại phiên họp thứ 37. Cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông để Nhân dân cả nước và dư luận xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận cao về các chính sách mới của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi), Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nghiên cứu, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, hoàn thiện dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo đầy đủ hơn về thực tiễn thi hành Luật Giám định tư pháp; xác định rõ những vướng mắc do tổ chức thực hiện và những vướng mắc do quy định của Luật không còn phù hợp hoặc chưa có quy định. Trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cấp bách phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ; Tư pháp, Ngoại giao và Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của UBTVQH tại Phiên họp, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp tại kỳ họp thứ 8.
Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp; phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương tiến hành đầy đủ các thủ tục, trình tự, bảo đảm hồ sơ trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 đồng thời với việc cho ý kiến về 02 dự án Luật này tại phiên họp thứ 38 của UBTVQH.
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến kết luận của UBTVQH tại Phiên họp; hoàn thiện hồ sơ Đề án trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8.
Về kết luận không ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đề xuất cụ thể để triển khai kết luận của UBTVQH và xử lý các vấn đề vướng mắc trường hợp không ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2019.
Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH tại Phiên họp, trên cơ sở đó, hoàn thiện Báo cáo trước khi gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tập trung bổ sung, làm rõ các nội dung: đánh giá khái quát những đóng góp quan trọng, nổi bật của Hiến pháp năm 2013 trong việc thực hiện công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; tiếp tục rà soát, đánh giá về tính toàn diện, thống nhất của hệ thống pháp luật, những nội dung nào của Hiến pháp chưa được cụ thể hóa, chưa được bảo đảm thực thi; những lĩnh vực, nội dung nào còn chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc có quy định nhưng không khả thi; những nội dung nào còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật cần được xử lý; đánh giá về việc bảo đảm các điều kiện như về nhân lực, nguồn lực tài chính, các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013.
Các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH tại Phiên họp; trên cơ sở đó hoàn thiện các Báo cáo trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ tại Phiên họp, hoàn thiện Báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, trong đó cần tập trung vào nội dung: yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả những nội dung, yêu cầu và tập trung tiến hành các giải pháp đã nêu tại các nghị quyết, kết luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ động có các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình mới để làm tốt hơn nữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2020, thời điểm diễn ra Đại hội đảng bộ các cấp chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2025.
Về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến UBTVQH tại phiên họp, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách tại Báo cáo số 1701/BC-UBTCNS14 ngày 13/9/2019, ý kiến của Ủy ban Pháp luật tại Báo cáo số 2464/BC-UBPL14 ngày 25/7/2019 để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, đảm bảo các nguyên tắc, trình tự theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó, lưu ý việc ban hành Nghị định phải đảm bảo nguyên tắc tại Thông báo số 160/KL-UBTVQH14 ngày 14/7/2017 của UBTVQH là không áp dụng trực tiếp toàn bộ Nghị định thư 7 mà thực hiện thông qua nội luật hóa vào quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân của Việt Nam; xác định thời điểm hiệu lực thi hành của Nghị định để đảm bảo phù hợp với thời điểm Nghị định thư 7 và Nghị định thư 2 có hiệu lực. Nghiên cứu, có thể thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi thực hiện toàn diện như dự thảo Nghị định này và Nghị định thư 7. Tiếp tục nâng cao năng lực của ngành Hải quan, thực hiện hải quan điện tử đảm bảo an toàn, tính kết nối, thông suốt và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để chống buôn lậu, gian lận thương mại, lợi dụng quá cảnh để gian lận thương mại, buôn lậu.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.